Thế nào là hành vi mua bán, sang mạn, vận chuyển hàng hóa không có, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam?

Cho tôi hỏi: Hành vi mua bán, sang mạn, vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?

Hành vi mua bán, sang mạn, vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 105/2022/TT-BQP, hành vi mua bán, sang mạn, vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam gồm:

- Không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu vào nội địa..

- Hàng hóa được vận chuyển để xuất khẩu mà không có tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát theo quy định.

- Hàng hóa nhập khẩu đang vận chuyển về địa điểm làm thủ tục hải quan mà không có đầy đủ các loại chứng từ phải nộp để làm thủ tục hải quan.

- Không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, vận chuyển, lưu thông trong thị trường nội địa theo quy định.

- Vận chuyển hàng hóa là lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển;

- Gỗ không có dấu búa kiểm lâm đối với loại gỗ theo quy định của pháp luật phả.

- Hàng hóa sản xuất, vận chuyển kinh doanh nội địa khác không có hoặc không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp

- Vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa khác không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thế nào là hành vi mua bán, sang mạn, vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam?

Thế nào là hành vi mua bán, sang mạn, vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam? (Hình từ Internet)

Hành vi vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên vùng thềm lục địa của Việt Nam với tổng giá trị hàng hóa là 20.000.000 đồng sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 23/2017/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên vùng thềm lục địa của Việt Nam như sau:

Vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
...
2. Phạt tiền đối với hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa hoặc đối với hàng hóa kinh doanh, vận chuyển có điều kiện mà tại thời điểm kiểm tra, không có hoặc không đầy đủ giấy tờ đi liền, kèm theo để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa đó như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đến dưới 70.000.000 đồng;
...

Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định nêu trên, mức phạt tiền với hành vi vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên vùng thềm lục địa của Việt Nam với tổng giá trị hàng hóa là 20.000.000 đồng là:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

Việc thanh toán giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định như thế nào?

Điều 157 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về việc thanh toán giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:

Thanh toán giá dịch vụ vận chuyển
1. Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển giá dịch vụ vận chuyển và các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước.
2. Người vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người giao hàng và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc chưa nhận được sự bảo đảm thỏa đáng.
Các khoản nợ này bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác theo quy định tại khoản 1 Điều này và chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa.
Các khoản nợ không trả đúng hạn được tính lãi theo lãi suất áp dụng tại ngân hàng giao dịch liên quan.

Theo quy định nêu trên, việc thanh toán giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:

- Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển giá dịch vụ vận chuyển và các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước.

- Người vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người giao hàng và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc chưa nhận được sự bảo đảm thỏa đáng.

- Các khoản nợ này bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác và chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa.

- Các khoản nợ không trả đúng hạn được tính lãi theo lãi suất áp dụng tại ngân hàng giao dịch liên quan.

Trân trọng!

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hỏi đáp Pháp luật
Đâu là hành vi mua bán, sang mạn, trao đổi, vận chuyển hàng hóa kinh doanh vận chuyển có điều kiện không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp trên vùng biển Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là hành vi mua bán, sang mạn, vận chuyển hàng hóa không có, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Khi vận chuyển bằng tàu, hàng nguy hiểm có phải ghi nhãn hàng nguy hiểm không?
Hỏi đáp pháp luật
Nghĩa vụ của người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hỏi đáp pháp luật
Ký phát vận đơn trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hỏi đáp pháp luật
Thanh toán giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hỏi đáp pháp luật
Ghi chú trong vận đơn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung của vận đơn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hỏi đáp pháp luật
Chuyển nhượng vận đơn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hàng hóa bị lưu giữ khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Trần Thúy Nhàn
2,038 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào