Có được tạm giữ tàu biển trong quá trình điều tra tai nạn hàng hàng hải không? Tổ chức điều tra tai nạn hàng hải được quy định như thế nào?
Có được tạm giữ tàu biển trong quá trình điều tra tai nạn hàng hàng hải không?
Căn cứ Điều 114 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Tạm giữ tàu biển
Tạm giữ tàu biển được thực hiện trong trường hợp sau đây:
1. Đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải mà việc tạm giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra.
2. Chưa nộp đủ tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên, trong quá trình điều tra tai nạn hàng hàng hải cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có thể ra quyết định tạm giữ tàu biển nếu cho có căn cứ cho rằng việc tạm giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền tạm giữ tàu biển để phục vụ công tác điều tra tai nạn hàng hải.
Thời hạn tạm giữ tàu biển để phục vụ công tác điều tra tai nạn hàng hải là không quá 05 ngày.
Trường hợp cần kéo dài thời hạn để thu thập chứng cứ điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải xem xét, quyết định gia hạn tạm giữ nhưng không quá 05 ngày.
Trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
Có được tạm giữ tàu biển trong quá trình điều tra tai nạn hàng hàng hải không? (Hình từ Internet)
Tổ chức điều tra tai nạn hàng hải được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT thì việc tổ chức điều tra tai nạn hàng hải được thực hiện như sau:
- Về thẩm quyền điều tra tai nạn hàng hải:
+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm tổ chức điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý và tai nạn hàng hải khác do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam giao;
+ Trong trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra tại vùng nước cảng biển:
++ Tàu biển liên quan đến tai nạn tiếp tục hành trình đến vị trí neo đậu được chỉ định tại vùng nước cảng biển khác,
++ Cục trưởng điều tra tai nạn hàng hàng hải quyết định giao tổ chức điều tra tai nạn hàng hải đó cho Cảng vụ hàng hải nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi tàu biển neo đậu.
++ Khi tàu đến vị trí neo đậu được chỉ định trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm cử ngay người có chuyên môn, nghiệp vụ lên tàu kiểm tra hiện trường và thu thập các chứng cứ.
+ Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tổ chức điều tra tai nạn hàng hải xảy ra ngoài vùng nước cảng biển Việt Nam cho một Cảng vụ hàng hải phù hợp.
- Kiểm tra hiện trường tai nạn:
+ Khi nhận được thông tin về tai nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải cử người có chuyên môn nghiệp vụ đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn hàng hải và lên tàu kiểm tra hiện trường, xem xét các vị trí làm việc và thu thập các chứng cứ cần thiết cho công tác điều tra.
+ Khi tiến hành tiến hành kiểm tra hiện trường phải lập biên bản và có sự chứng kiến, xác nhận của người có thẩm quyền trên tàu và tránh ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn của tàu. Người được cử đến hiện trường sẽ là thành viên của Tổ điều tra tai nạn hàng hải.
- Thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải:
+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải tổ chức điều tra tai nạn hàng hải có trách nhiệm ra quyết định thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.
+ Trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải thông báo cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và chuyển giao hồ sơ, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ tai nạn hàng hải theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Thời hạn điều tra tai nạn hàng hải là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Thời hạn điều tra tai nạn hàng hải
1. Đối với tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển Việt Nam thì thời hạn điều tra không quá 60 ngày kể từ ngày tai nạn hàng hải xảy ra; đối với các tai nạn hàng hải xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời hạn điều tra không quá 60 ngày kể từ ngày được giao điều tra tai nạn hàng hải.
2. Trong trường hợp phức tạp, nếu việc điều tra tai nạn hàng hải không thể hoàn thành theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, trên cơ sở đề xuất của Tổ trưởng Tổ điều tra tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải kịp thời báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định gia hạn thời gian điều tra tai nạn hàng hải.
Như vậy, theo quy định trên, thời hạn điều tra đối với tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn.
Đối với các tai nạn hàng hải xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời hạn điều tra không quá 60 ngày kể từ ngày được giao điều tra tai nạn hàng hải.
Trong trường hợp phức tạp, nếu việc điều tra tai nạn hàng hải không thể hoàn thành theo thời hạn thì Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định gia hạn thời gian điều tra tai nạn hàng hải trên cơ sở đề xuất của Tổ trưởng Tổ điều tra tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạm giữ tàu biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?