Doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động nhưng vẫn kinh doanh thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đình chỉ hoạt động có thời hạn là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 78 Bộ luật Hình sự 2015 về đình chỉ hoạt động có thời hạn pháp nhân thương mại có quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.
...
Vậy, đình chỉ hoạt động có thời hạn được hiểu là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.
Doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động nhưng vẫn kinh doanh bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 về các trường hợp doanh nghiệp bị tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh có quy định như sau:
Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
...
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:
a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
...
Căn cứ Điều 67 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật có quy định như sau:
Tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng, không chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh hoặc chấp hành xong hình phạt, chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của pháp luật chuyên ngành, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động trong những trường hợp sau:
- Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
Doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động nhưng vẫn kinh doanh bị xử phạt hành chính thế nào?
Căn cứ khoản 4, khoản 7 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với hành vi tiếp tục kinh doanh khi bị đình chỉ hoạt động có quy định cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
...
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.
Theo đó, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối cá nhân có hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động.
Mức phạt với tổ chức sẽ gấp đôi cá nhân theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi kinh doanh dù đã bị đình chỉ hoạt động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các Nghị định, Thông tư hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025?
- 18 đời vua Hùng trị vì từ năm nào đến năm nào? 18 đời vua Hùng gồm những vị vua nào?
- Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ công chức trong trường hợp nào?
- Sinh viên đã tốt nghiệp đại học đi làm rồi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
- 8 nội dung kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt từ ngày 01/01/2025?