Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tinh giảm cơ cấu tổ chức từ 23 đơn vị giảm còn 21 đơn vị?
Cơ cấu tổ chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 62/2022/NĐ-CP có quy định về cơ cấu tổ chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Bảo hiểm xã hội.
2. Vụ Bình đẳng giới.
3. Vụ Pháp chế.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
7. Văn phòng.
8. Thanh tra.
9. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.
10. Cục Việc làm.
11. Cục Quản lý lao động ngoài nước.
12. Cục An toàn lao động.
13. Cục Người có công.
14. Cục Bảo trợ xã hội.
15. Cục Trẻ em.
16. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
17. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
18. Viện Khoa học Lao động và Xã hội.
19. Trung tâm Công nghệ Thông tin.
20. Báo Dân trí.
21. Tạp chí Lao động và Xã hội.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 17 Điều này là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 18 đến khoản 21 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Trước đây, tại Điều 3 Nghị định 14/2017/NĐ-CP có quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó có Tạp chí gia đình và trẻ em và Báo Lao động và Xã hội, cụ thể như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Bảo hiểm xã hội.
2. Vụ Bình đẳng giới.
3. Vụ Pháp chế.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
7. Thanh tra.
8. Văn phòng.
9. Cục Việc làm.
10. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.
11. Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
12. Cục An toàn lao động.
13. Cục Người có công.
14. Cục Trẻ em.
15. Cục Bảo trợ xã hội.
16. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
17. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
18. Viện Khoa học Lao động và Xã hội.
19. Trung tâm Thông tin.
20. Tạp chí Lao động và Xã hội.
21. Tạp chí Gia đình và Trẻ em.
22. Báo Lao động và Xã hội.
23. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 17 Điều này là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 18 đến khoản 23 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Như vậy, cơ cấu tổ chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định mới nhất sẽ không còn Tạp chí gia đình và trẻ em và Báo Lao động và Xã hội, cụ thể:
- 17 Đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
+ Vụ Bảo hiểm xã hội.
+ Vụ Bình đẳng giới.
+ Vụ Pháp chế.
+ Vụ Hợp tác quốc tế.
+ Vụ Tổ chức cán bộ.
+ Vụ Kế hoạch - Tài chính.
+ Văn phòng.
+ Thanh tra.
+ Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.
+ Cục Việc làm.
+ Cục Quản lý lao động ngoài nước.
+ Cục An toàn lao động.
+ Cục Người có công.
+ Cục Bảo trợ xã hội.
+ Cục Trẻ em.
+ Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
+ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
- 04 Đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ, bao gồm:
+ Viện Khoa học Lao động và Xã hội.
+ Trung tâm Công nghệ Thông tin.
+ Báo Dân trí.
+ Tạp chí Lao động và Xã hội.
Cơ cấu tổ chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ 23 đơn vị giảm còn 21 đơn vị? (Hình từ Internet)
Vụ Kế hoạch và Tài chính thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có bao nhiêu phòng?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 38/QĐ-TTCP năm 2013 có quy định về cơ cấu tổ chức của Vụ kế hoạch Tài chính thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp gồm:
a) Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và các Phó vụ trưởng;
b) Các đơn vị trực thuộc Vụ:
- Phòng Kế hoạch thanh tra;
- Phòng Kế hoạch Tài chính;
- Phòng Tổng hợp.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng do Vụ trưởng quy định.
3. Biên chế của Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp.
Như vậy, Vụ kế hoạch Tài chính thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có 03 phòng, cụ thể:
- Phòng Kế hoạch thanh tra;
- Phòng Kế hoạch Tài chính;
- Phòng Tổng hợp.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực trẻ em và lĩnh vực bình đẳng giới?
Căn cứ tại khoản 14 và khoản 16 Điều 1 Nghị định 62/2022/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
.....
14. Lĩnh vực trẻ em:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của bộ;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về trẻ em;
c) Điều phối việc thực hiện quyền trẻ em; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em, việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các chương trình, kế hoạch về trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em thuộc phạm vi trách nhiệm của bộ;
đ) Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam theo quy định pháp luật;
e) Quản lý Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.
....
16. Lĩnh vực bình đẳng giới:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới;
c) Tổng kết, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về thực hiện bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về lĩnh vực trẻ em bao gồm:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của bộ;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về trẻ em;
- Điều phối việc thực hiện quyền trẻ em; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em, việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các chương trình, kế hoạch về trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em thuộc phạm vi trách nhiệm của bộ;
- Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam theo quy định pháp luật;
- Quản lý Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.
Nhiệm vụ và quyền hạn của ộ Lao động - Thương binh và Xã hội về lĩnh vực bình đẳng giới, bao gồm:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới;
- Tổng kết, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về thực hiện bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?