Mức phạt vi phạm hành chính với người có hành vi dùng vỏ chai thủy tinh bị vỡ để hù dọa, gây náo loạn ở nơi công cộng?
- Dùng vỏ chai thủy tinh bị vỡ để hù dọa, gây náo loạn ở nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với hành vi dùng vỏ chai thủy tinh bị vỡ để hù dọa, gây náo loạn ở nơi công cộng là bao lâu?
- Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Dùng vỏ chai thủy tinh bị vỡ để hù dọa, gây náo loạn ở nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
Điểm b khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, người có hành vi dùng vỏ chai thủy tinh bị vỡ để hù dọa, gây náo loạn ở nơi công cộng bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu gây ra thiệt hại.
Tang vật để thực hiện hành vày sẽ được cơ quan nhà nước tịch thu.
Mức phạt vi phạm hành chính với người có hành vi dùng vỏ chai thủy tinh bị vỡ để hù dọa, gây náo loạn ở nơi công cộng? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với hành vi dùng vỏ chai thủy tinh bị vỡ để hù dọa, gây náo loạn ở nơi công cộng là bao lâu?
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với hành vi dùng vỏ chai thủy tinh bị vỡ để hù dọa, gây náo loạn ở nơi công cộng là 01 năm.
Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?