Tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 78/2021/TT-BTC, tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử gồm:
Về chủ thể:
- Là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
- Thông tin về dịch vụ hóa đơn điện tử được công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức;
Về tài chính:
- Có ký quỹ tại một ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc có giấy bảo lãnh của một ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị không dưới 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ;
Về nhân sự:
Có tối thiểu 20 nhân sự trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin;
Về kỹ thuật:
Có hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu:
- Cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về hóa đơn điện tử và pháp luật khác có liên quan;
- Có giải pháp kết nối, nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã cho người bán và người mua;
- Giải pháp kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
- Thông tin quá trình nhận, truyền dữ liệu phải được ghi nhật ký để phục vụ công tác đối soát;
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được vận hành trên môi trường trung tâm dữ liệu chính và trung tâm dữ liệu dự phòng. Trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km và sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố;
- Hệ thống có khả năng phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn các truy cập không hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để bảo đảm tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia;
- Có hệ thống sao lưu, khôi phục dữ liệu;
- Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3 hoặc tương đương, gồm 1 kênh truyền chính và 2 kênh truyền dự phòng.
Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 20 Mbps; sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc hàng đợi (Queue) có mã hóa làm phương thức để kết nối; sử dụng giao thức SOAP/TCP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
Tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử cần đáp ứng những tiêu chí gì? (Hình từ Internet)
Việc thông báo với cơ quan thuế về việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử được thực hiện theo mẫu nào?
Việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử được xác định là việc thay đổi thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Theo đó, Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm sử dụng Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP để thông báo với cơ quan thuế về việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử, bao gồm cả trường hợp chấm dứt trước thời hạn ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử theo thỏa thuận giữa các bên.
Mẫu số 01ĐKTĐ/HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về mẫu tờ khai đăng ký, thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
Xem thêm và tải về mẫu tờ khai đăng ký, thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử: Tại đây
Theo quy định nêu trên, bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thông báo với cơ quan thuế về việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử theo mẫu tờ khai đăng ký, thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử tại Mẫu số 01ĐKTĐ/HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử như sau:
Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn
1. Hóa đơn điện tử
a) Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:
- Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;
- Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;
- Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;
- Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;
- Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ;
- Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.
...
Theo đó, ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:
- Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;
- Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;
- Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;
- Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;
- Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định;
- Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?