Giải pháp thực hiện đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái?
- Giải pháp thực hiện đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái?
- Những dự án nào được ưu tiên thực hiện trong đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái?
- Kinh phí để thực hiện đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái đến từ đâu?
Giải pháp thực hiện đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái?
Căn cứ quy định tại Mục V Điều 1 Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2023, các giải pháp được nêu ra để thực hiện đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái gồm:
Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quản lý hoạt động khai thác thủy sản:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm với các mục tiêu cụ thể về khai thác hải sản đối với từng vùng biển tương ứng với trách nhiệm của từng địa phương để làm cơ sở cho việc tuần tra, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo kế hoạch đặt ra; đẩy mạnh việc thành lập lực lượng kiểm ngư địa phương ở các tỉnh, thành phố ven biển nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác hải sản tại vùng ven bờ và vùng lộng.
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát, cứu hộ, cứu nạn, hệ thống thông tin trên biển giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các bên liên quan.
- Xây dựng các nhà máy, các điểm thu gom rác thải biển để xử lý và thu gom; thành lập các tổ, đội công nhân vệ sinh khu vực biển đối với các địa phương có diện tích biển và vùng ven bờ.
- Các địa phương quản lý chặt việc thực hiện hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đối với nhóm tàu khai thác vùng khơi và của địa phương ban hành đối với nhóm tàu khai thác vùng lộng và vùng ven bờ.
-Kiểm soát, giám sát chặt chẽ sản lượng khai thác được từ đội tàu theo quy định khi tàu cá cập cảng bốc dỡ sản phẩm. Ngăn chặn, xử lý tàu không có giấy phép, giấy phép hết hạn, hoạt động sai với nội dung của giấy phép tham gia vào khai thác thủy sản.
Về cơ chế, chính sách
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khai thác thủy sản, công tác đảm bảo chất lượng tàu cá, vùng hạn chế tàu cá được phép hoạt động trên biển. Đặc biệt là quy định quản lý nghề cá giải trí gắn với việc phát triển cộng đồng ngư dân.
- Ban hành chính sách về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường hoặc chuyển ra ngoài lĩnh vực khai thác.
- Ban hành chính sách đào tạo nghề cho người lao động chuyển đổi nghề từ khai thác hải sản ra các ngành nghề khác hoặc khai thác hải sản gắn với các hoạt động dịch vụ khác.
Giải pháp về khuyến ngư
- Ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất, đổi mới bản tin dự báo ngư trường để người dân nắm bắt ngư trường của các vùng biển; chuyển giao các máy móc thiết bị mới, ít tốn nguyên liệu để giảm chi phí nhằm nâng cao sản lượng khai thác và hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
- Xây dựng và chuyển giao mô hình chuyển đổi nghề nghiệp, ưu tiên các mô hình chuyển đổi tạo được nhiều việc làm cho lao động. Lựa chọn các nghề yêu cầu kỹ thuật dễ học, dễ thực hành phù hợp với trình độ học vấn của ngư dân.
Về khoa học và công nghệ
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, phương pháp tiên tiến để điều tra nguồn lợi và dự báo ngư trường.
- Nghiên cứu, ứng dụng các mẫu tàu mới phù hợp với khai thác hải sản vùng biển khơi, tiến tới thay thế tàu vỏ gỗ bằng vật liệu phù hợp và các trang thiết bị thông tin hàng hải, xây dựng quy định về vật liệu đóng tàu, tuổi tàu, để từng bước cơ giới hóa, hiện đại hóa trong khai thác hải sản.
- Nghiên cứu, ứng dụng ngư cụ, phương pháp khai thác tiên tiến thân thiện với môi trường để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Rà soát, đánh giá các quy chuẩn, quy định về ngư cụ, máy móc, trang thiết bị trên tàu cá.
- Xây dựng và hoàn thiện các quy định về điều kiện làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi của người lao động trên tàu cá.
Giải pháp thực hiện đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái? (Hình từ Internet)
Những dự án nào được ưu tiên thực hiện trong đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái?
Mục VI Điều 1 Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2023 quy định về các dự án được ưu tiên thực hiện trong đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái như sau:
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
1. Dự án thí điểm chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.
2. Dự án truyền thông về chuyển đổi nghề khai thác hải sản.
Theo đó, đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái ưu tiên thực hiện các dự án:
- Dự án thí điểm chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.
- Dự án truyền thông về chuyển đổi nghề khai thác hải sản.
Kinh phí để thực hiện đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái đến từ đâu?
Tiểu mục 1 Mục VII Điều 1 Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2023 quy định về nguồn vốn đề thực hiện đề án như sau:
NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Đề án bao gồm nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, các nguồn vốn huy động hợp pháp khác nhằm đầu tư, phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.
2. Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong Đề án và đề xuất của các bộ, địa phương liên quan, Bộ Tài chính cân đối kinh phí từ ngân sách trung ương để thực hiện các hoạt động của Đề án; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện để bố trí trong dự toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
3. Các bộ, ngành và địa phương lồng ghép các hoạt động, đề án, dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với các hoạt động thuộc Đề án này để triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm ngân sách.
4. Về vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Theo đó, nguồn kinh phí để thực hiện đề án bao gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước;
- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án;
- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác nhằm đầu tư, phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?