Đến 2025, chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái như thế nào?
- Mục tiêu đến năm 2025 của đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái là gì?
- Mục tiêu của đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030 là gì?
- Các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi sang các nghề khai thác khác trong đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái?
Mục tiêu đến năm 2025 của đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái là gì?
Tiểu mục a Mục 2 Phần II Điều 1 Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2023 quy định về mục tiêu của đề án đến năm 2025 như sau:
MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030
...
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn đến năm 2025
- Chuyển đổi khoảng 2.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng đang làm khai thác hải sản sang nghề nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề mà địa phương đang có định hướng phát triển hoặc tham gia hướng dẫn du lịch trong khu vực bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và không vi phạm các quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Chuyển đổi 1.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 12 mét).
+ Chuyển đổi 1.000 tàu cá hoạt động ở vùng lộng (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét).
- Chuyển đổi 1.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển khơi làm nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái sang làm các nghề khai thác hải sản ảnh hưởng ít đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái, cụ thể như sau:
+ Chuyển đổi 700 tàu làm nghề lưới kéo khai thác vùng khơi sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần;
+ Chuyển đổi 300 tàu làm nghề lưới rê thu ngừ khai thác vùng khơi sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần.
- Tập huấn, đào tạo nghề cho 50.000 ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề phù hợp với nghề chuyển đổi mới.
Theo quy định nêu trên, đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái đặt mục tiêu đến năm 2025 như sau:
- Chuyển đổi khoảng 2.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng đang làm khai thác hải sản sang nghề nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề mà địa phương đang có định hướng phát triển
- Hoặc tham gia hướng dẫn du lịch trong khu vực bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và không vi phạm các quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Chuyển đổi 1.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 12 mét).
+ Chuyển đổi 1.000 tàu cá hoạt động ở vùng lộng (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét).
- Chuyển đổi 1.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển khơi làm nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái sang làm các nghề khai thác hải sản ảnh hưởng ít đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái, cụ thể như sau:
+ Chuyển đổi 700 tàu làm nghề lưới kéo khai thác vùng khơi sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần;
+ Chuyển đổi 300 tàu làm nghề lưới rê thu ngừ khai thác vùng khơi sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần.
- Tập huấn, đào tạo nghề cho 50.000 ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề phù hợp với nghề chuyển đổi mới.
Đến 2025, chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái như thế nào? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030 là gì?
Căn cứ quy định tại tiểu mục b Mục 2 Phần II Điều 1 Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2023, mục tiêu của đề án trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030 là:
- Chuyển đổi 4.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng đang làm nghề khai thác hải sản sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề mà địa phương đang có định hướng phát triển hoặc tham gia hướng dẫn du lịch trong khu vực bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và không vi phạm các quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Chuyển đổi 2.500 tàu cá hoạt động ở vùng ven bờ (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét đến dưới 12 mét).
+ Chuyển đổi 1.500 tàu cá hoạt động ở vùng lộng (Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét).
- Chuyển đổi 2.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển khơi làm nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái sang làm các nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái cụ thể như sau:
+ Chuyển đổi 1.000 tàu làm nghề lưới kéo khai thác vùng khơi sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí;
+ Chuyển đổi 1.000 tàu làm nghề lưới rê thu ngừ khai thác vùng khơi sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí;
- Tập huấn, đào tạo nghề cho 70.000 ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề phù hợp với nghề chuyển đổi mới.
Các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi sang các nghề khai thác khác trong đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái?
Căn cứ quy định tại Mục 2 Phần IV Điều 1 Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2023, để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi sang các nghề khai thác khác, các hoạt động được đề ra trong đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái gồm:
Đối với nghề lưới kéo, lưới rê thu ngừ:
- Cắt giảm những tàu cá làm nghề lưới kéo có chiều dài lớn nhất từ 15 m nước trở lên, tàu cá có tuổi từ 15 tuổi trong giai đoạn đến năm 2025 và giảm dần trong giai đoạn 2026 - 2030.
- Không cấp lại giấy phép thuê, mua tàu cá từ nơi khác về địa phương đối với tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ. Việc cấp giấy chấp thuận cho thuê, mua tàu cá chỉ được thực hiện khi người mua cam kết chuyển sang các nghề khác.
- Đối với các tàu cá đăng ký cải hoán nghề, khi cấp văn bản chấp thuận chỉ cho phép cải hoán sang các nghề khác ngoài nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ.
Chuyển đổi các nghề ven bờ sang nghề dịch vụ khai thác thủy sản, nghề cá giải trí và các nghề khác
Tại các vùng biển bãi ngang, vùng cửa sông, ven đảo nơi có tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch cần thúc đẩy phát triển nghề cá giải trí, bao gồm các hoạt động:
- Khai thác cảnh quan, hệ sinh thái biển, chuyển đổi một số tàu cá sang tàu đáy kính để ngắm cá, ngắm rạn san hô, lặn ống thở hoặc lặn để ngắm san hô, cỏ biển... đảm bảo không làm ảnh hưởng tới di sản văn hóa tại khu vực biển theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Hoạt động khai thác hải sản có kiểm soát: như câu thẻ mực, câu cá rạn, lặn săn bắn cá... gắn với hoạt động dịch vụ ẩm thực trên tàu.
- Hoạt động đánh cá trải nghiệm.
- Các hoạt động giáo dục, giải trí khác.
- Các nghề dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản bao gồm các nghề thu mua, vận chuyển hải sản trên biển, thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ. Gắn công tác quản lý cấp giấy phép nghề cá giải trí khai thác nguồn lợi hải sản vào việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho cộng đồng ngư dân ven biển thông qua các hình thức đồng quản lý, tổ đoàn kết.
Tập trung chuyển đổi, cắt giảm số lượng tàu cá làm nghề lưới rê khơi.
Duy trì số lượng tàu cá làm nghề lưới rê tại vùng ven bờ và vùng lộng.
Chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và các dịch vụ nuôi trồng thủy sản đối với các địa phương có tiềm năng phát triển nghề nuôi biển.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?