Sở Giao dịch hàng hóa có chức năng gì? Để thành lập Sở Giao dịch hàng hóa cần đáp ứng được những điều kiện gì?
Sở Giao dịch hàng hóa có những chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 67 Luật Thương Mại 2005 quy định như sau:
Sở giao dịch hàng hoá
1. Sở giao dịch hàng hoá có các chức năng sau đây:
a) Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá;
b) Điều hành các hoạt động giao dịch;
c) Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
...
Như vậy, theo quy định trên, Sở Giao dịch hàng hóa có chức năng cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá, điều hành các hoạt động giao dịch và niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
Sở Giao dịch hàng hóa có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Để thành lập Sở Giao dịch hàng hóa cần đáp ứng được những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Vốn điều lệ từ một trăm năm mươi (150) tỷ đồng trở lên;
2. Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, cụ thể:
- Hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng trong trường hợp hệ thống chính xảy ra sự cố;
- Hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin dữ liệu trong trường hợp phát sinh sự cố;
- Phần mềm ứng dụng phải thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
- Hệ thống phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 05 năm;
- Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng, nếu có.
3. Điều lệ hoạt động không trái với các quy định của Nghị định này
Căn cứ các quy định trên, để thành lập Sở Giao dịch hàng hóa cần đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Có vốn điều lệ từ 150 tỷ trở lên;
- Có hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng;
- Có hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin dữ liệu trong trường hợp phát sinh sự cố;
- Có phần mềm ứng dụng phải thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
- Hệ thống phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 05 năm;
- Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng, nếu có.
Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa gồm những gì?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa bao gồm:
1. Văn bản đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
3. Giải trình kinh tế kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, trụ sở hoạt động, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin kèm các tài liệu chứng minh;
4. Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa với các nội dung theo quy định tại Điều 14 Nghị định này kèm Biên bản thông qua dự thảo Điều lệ. Dự thảo Điều lệ hoạt động do người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa ký.
Theo quy định trên, hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa gồm những loại giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo mẫu;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giải trình kinh tế kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, trụ sở hoạt động, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin kèm các tài liệu chứng minh;
- Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa với các nội dung theo quy định ;
- Biên bản thông qua dự thảo Điều lệ;
- Dự thảo Điều lệ hoạt động do người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa ký.
Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa?
Theo quy định tại Điều 71 Luật Thương mại 2005, những hành vi sau sẽ bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa:
- Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá.
- Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;
- Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa;
- Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?