Xã hội hóa trong y tế là gì? Có những hình thức nào thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám chữa bệnh?

Xã hội hóa trong y tế là gì? Ai là người có trách nhiệm thực hiện xã hội hóa trong y tế? Có những hình thức nào thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám chữa bệnh?

Xã hội hóa trong y tế là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 109 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về xã hội hóa trong y tế có quy định như sau:

Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về xã hội hóa, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững, hiệu quả, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người bệnh và cộng đồng; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; khuyến khích thành lập quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh.
...

Theo đó, xã hội hóa trong y tế có thể hiểu là:

- Làm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế;

- Giúp tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật theo nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững, hiệu quả, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người bệnh và cộng đồng;

- Khuyến khích và cho phép tư nhân xây dựng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp xã hội để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh hoặc thực hiện khám chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận

Xã hội hóa trong y tế là gì? Có những hình thức nào thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám chữa bệnh?

Xã hội hóa trong y tế là gì? Có những hình thức nào thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám chữa bệnh? (Hình từ Internet)

Ai là người có trách nhiệm thực hiện xã hội hóa trong y tế?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 109 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về xã hội hóa trong y tế có quy định như sau:

Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tự chăm lo sức khỏe, phát hiện bệnh sớm cho thành viên trong tổ chức, gia đình và bản thân; tham gia cấp cứu, hỗ trợ giải quyết các trường hợp xảy ra tai nạn, thương tích tại cộng đồng và tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có sự huy động của cơ quan, người có thẩm quyền
...

Vậy, thực hiện xã hội hóa trong hoạt động khám chữa bệnh là trách nhiệm của mọi người. Đây không chỉ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước mà còn là trách nhiệm của các tổ chức, gia đình và cá nhân, ai cũng phải có trách nhiệm tự chăm lo sức khỏe, phát hiện sớm bệnh tình của gia đình và bản thân; tham gia cấp cứu, hỗ trợ giải quyết các tai nạn tại cộng đồng hoặc tham gia các hoạt động khám chữa bệnh khi có sự huy động từ cơ quan hay người có thẩm quyền.

Có những hình thức nào thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám chữa bệnh?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 109 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về việc thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có quy định như sau:

Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
...
3. Hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đầu tư thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;
b) Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế;
d) Thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Mua trả chậm, trả dần; thuê, mượn thiết bị y tế;
e) Tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
g) Hình thức khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Vậy, những hoạt động để thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám chữa bệnh bao gồm:

+ Đầu tư thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;

+ Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế;

+ Thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Mua trả chậm, trả dần; thuê, mượn thiết bị y tế;

+ Tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

+ Hình thức khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Trân trọng!

Xã hội hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xã hội hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Xã hội hóa trong y tế là gì? Có những hình thức nào thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám chữa bệnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xã hội hóa
Nguyễn Võ Linh Trang
10,989 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào