Kinh doanh khách sạn cần đáp ứng được điều kiện gì? Thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn được thực hiện như thế nào?
Kinh doanh khách sạn cần đáp ứng được những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 48 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Các loại cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Như vậy, khách sạn được xác định là loại cơ sở lưu trú du lịch. Tại Điều 49 Luật Du lịch 2017 có quy định như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, tại Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn
2. Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
3. Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
4. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
6. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
Như vậy, theo các quy định trên, để kinh doanh khách sạn thì cơ sở lưu trú cần đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung;
- Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường;
- Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường;
- Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới;
- Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
Kinh doanh khách sạn cần đáp ứng được những điều kiện gì? (Ảnh từ Internet)
Thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn thực hiện như thế nào?
Về đăng ký loại hình kinh doanh theo quy định của pháp luật, thì chủ sở hữu khách sạn có thể lựa chọn giữa đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập hộ kinh doanh tùy theo quy mô của khách sạn.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 29 Nghị định 168/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch
1. Trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch về những nội dung sau:
a) Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch;
b) Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật;
c) Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại Điều 49 Luật Du lịch và Nghị định này.
2. Căn cứ kế hoạch công tác được phê duyệt hoặc trong trường hợp đột xuất theo quy định của pháp luật, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm tổ chức kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc công tác kiểm tra, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải gửi thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm tra đến cơ sở lưu trú du lịch.
...
Như vậy, trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, chủ cơ sở khách sạn có trách nhiệm gửi thông báo đăng ký kinh doanh khách sạn bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch về những nội dung sau:
- Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch;
- Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật;
- Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định
Hồ sơ đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn gồm những gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 50 Luật Du lịch 2017 có quy định như sau:
Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
...
4. Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;
c) Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;
d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.
...
Như vậy, hồ sơ đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn khách sạn bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu;
- Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;
- Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tục đăng ký kinh doanh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?