Có những phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ nào? Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ là bao lâu?
Có những phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ
1. Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận thanh toán theo một hoặc một số phương thức sau đây:
a) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao;
b) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp.
Trường hợp góp vốn bằng công nghệ có sử dụng vốn nhà nước (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) phải thực hiện thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật;
c) Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh.
Giá bán tịnh được xác định bằng tổng giá bán sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyển giao (tính theo hóa đơn bán hàng) trừ đi các khoản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có); chi phí mua bán các thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu, mua ở trong nước; chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo;
d) Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần.
Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại;
đ) Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường. Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán theo phần trăm lợi nhuận sau thuế;
e) Kết hợp hai hoặc các phương thức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này hoặc các hình thức thanh toán khác bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Trường hợp công nghệ chuyển giao (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước, việc định giá thực hiện dựa trên tư vấn thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp công nghệ chuyển giao giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con và các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế, việc kiểm toán giá thực hiện thông qua hình thức thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
Như vậy, có các phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ sau:
- Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao;
- Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp.
- Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh.
- Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần.
- Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế.
- Kết hợp hai hoặc các phương thức quy định trên hoặc các hình thức thanh toán khác bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Có những phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ là bao lâu?
Tại Điều 5 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký chuyển giao công nghệ
1. Đối với chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp quy định phải đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký chuyển giao công nghệ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ và quy định của Nghị định này.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản này do các bên thỏa thuận. Trường hợp tính đến thời điểm đăng ký chuyển giao công nghệ, nếu các bên chưa thực hiện hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
2. Bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ trong nước hoặc bên giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài thay mặt các bên gửi hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ bổ sung;
c) Trường hợp hồ sơ có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung;
d) Trường hợp từ chối, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Mẫu Đơn đăng ký chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ bổ sung;
Trường hợp hồ sơ có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung;
Trường hợp từ chối, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ thì có phải hoàn trả ưu đãi không?
Tại Điều 7 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hoàn trả các khoản hỗ trợ, ưu đãi
1. Tổ chức, cá nhân được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi từ việc chuyển giao công nghệ có trách nhiệm hoàn trả ngân sách nhà nước toàn bộ các khoản hỗ trợ, ưu đãi đã hưởng nếu bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Chuyển giao công nghệ.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ thông báo bằng văn bản đến các tổ chức, cá nhân, cơ quan thực hiện chức năng quản lý tài chính cùng cấp, các cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hỗ trợ, ưu đãi cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của cơ quan.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý tài chính, cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, ưu đãi cho tổ chức, cá nhân gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân đề nghị hoàn trả đầy đủ kinh phí đã hỗ trợ, ưu đãi theo quy định.
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo đề nghị hoàn trả kinh phí đã hỗ trợ, ưu đãi, các tổ chức, cá nhân bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ phải hoàn trả đầy đủ kinh phí cho Ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước.
Quá thời hạn quy định, nếu tổ chức, cá nhân không thực hiện việc hoàn trả kinh phí đã được hỗ trợ, ưu đãi sẽ chịu xử lý theo các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Các tổ chức tổng hợp tình hình thực hiện việc hoàn trả kinh phí ngân sách nhà nước vào báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính hàng năm của mình theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tổ chức được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi từ việc chuyển giao công nghệ có trách nhiệm hoàn trả ngân sách nhà nước toàn bộ các khoản hỗ trợ, ưu đãi đã hưởng nếu bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?