Đáp án đề minh họa Trung học phổ thông quốc gia môn Giáo dục công dân 2023?
Đáp án đề minh họa Trung học phổ thông quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2023?
Đầu tháng 3 năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố bộ đề thi minh họa áp dụng cho kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm nay.
Dựa trên đề thi minh họa được công bố, đề Giáo dục công dân Trung học phổ thông quốc gia năm nay sẽ gồm 40 câu trắc nghiệm, thí sinh được làm bài trong thời gian 50 phút không bao gồm thời gian phát đề.
Đề minh họa Trung học phổ thông quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2023:
Xem thêm và tải về đề minh họa Trung học phổ thông quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2023: Tại đây
Đáp án đề minh họa Trung học phổ thông quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2023:
Trên đây là các nội dung liên quan đến đề thi và đáp án đề minh họa Trung học phổ thông quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2023.
Đáp án đề minh họa Trung học phổ thông quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2023? (Hình từ Internet)
Quy trình ra đề thi trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Khoản 7 Điều 17 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định về quy trình ra đề thi trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia như sau:
Hội đồng ra đề thi
...
7. Quy trình ra đề thi:
a) Soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án; riêng với môn thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi: Tổ ra đề thi có trách nhiệm thực hiện đối với bài thi/môn thi được giao phụ trách, bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế này đối với đề thi chính thức và đề thi dự bị. Riêng đối với đề thi trắc nghiệm: Thư ký sử dụng phần mềm rút ngẫu nhiên các câu trắc nghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ GDĐT, chuyển cho các Tổ trưởng ra đề thi (có sự chứng kiến của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi và các Tổ trưởng ra đề thi) làm nguồn tham khảo để soạn thảo đề thi;
b) Phản biện đề thi: Theo phân công của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, người phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, giải đề thi và đánh giá đề thi theo các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế này và đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết; ý kiến đánh giá của người phản biện đề thi được báo cáo Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, làm căn cứ để Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tham khảo trong quá trình duyệt đề thi;
c) Hoàn thiện đề thi: Trên cơ sở ý kiến của các cán bộ phản biện đề thi, tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng tinh chỉnh, hoàn thiện đề thi, ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt. Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, sau khi được Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt, thư ký thực hiện trộn đề thi thành nhiều mã đề thi khác nhau và chuyển cho Tổ ra đề thi; tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng rà soát từng mã đề thi, đáp án; sau đó, Tổ trưởng ra đề thi ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi duyệt để tổ chức in sao.
Theo quy định nêu trên, hoạt động ra đề thi trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án( riêng với môn thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi):
- Tổ ra đề thi có trách nhiệm thực hiện đối với bài thi/môn thi được giao phụ trách, bảo đảm các yêu cầu đối với đề thi chính thức và đề thi dự bị.
- Riêng đối với đề thi trắc nghiệm:
+ Thư ký sử dụng phần mềm rút ngẫu nhiên các câu trắc nghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
+ Chuyển cho các Tổ trưởng ra đề thi (có sự chứng kiến của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi và các Tổ trưởng ra đề thi) làm nguồn tham khảo để soạn thảo đề thi;
Bước 2: Phản biện đề thi:
- Theo phân công của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, người phản biện đề thi có trách nhiệm:
+ Đọc, giải đề thi
+ Đánh giá đề thi theo các yêu cầu quy định
+ Đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết;
Ý kiến đánh giá của người phản biện đề thi được báo cáo Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, làm căn cứ để Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tham khảo trong quá trình duyệt đề thi;
Bước 3: Hoàn thiện đề thi:
- Trên cơ sở ý kiến của các cán bộ phản biện đề thi, tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng tinh chỉnh, hoàn thiện đề thi, ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt.
- Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, sau khi được Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt, thư ký thực hiện trộn đề thi thành nhiều mã đề thi khác nhau và chuyển cho Tổ ra đề thi;
- Tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng rà soát từng mã đề thi, đáp án;
- Sau đó, Tổ trưởng ra đề thi ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi duyệt để tổ chức in sao.
Đề thi của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Khoản 1 Điều 15 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về các yêu cầu đối với đề thi Trung học phổ thông quốc gia như sau:
Yêu cầu đối với đề thi
1. Đề thi cho mỗi bài thi/môn thi của kỳ thi phải đạt các yêu cầu dưới đây:
a) Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
b) Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;
c) Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;
d) Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (mười) đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp;
đ) Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.
...
Theo quy định nêu trên, đề thi Trung học phổ thông quốc gia cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
- Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;
- Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;
- Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (mười) đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp;
- Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?