Thanh tra nhân dân là gì? Thanh tra nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong ngành thanh tra?

Thanh tra nhân dân là cơ quan tổ chức nào? Tổ chức này có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong ngành thanh tra? Câu hỏi của anh Trọng Nghĩa đến từ Ninh Bình.

Thanh tra nhân dân là gì?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
8. Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.".

Như vậy, theo quy định trên, Thanh tra nhân dân được hiểu là một hình thức giám sát của người dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở địa phương.

Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.

Luat-thanh-tra

Thanh tra nhân dân là gì? (Ảnh từ Internet)

Ban thanh tra nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân và Trưởng Ban thanh tra nhân dân
"Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân:
a) Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;
b) Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;
c) Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;
d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;
đ) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;
e) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì Ban thanh tra nhân dân có những nhiệm vụ quyền hạn sau:

- Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

- Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao

- Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát

- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;

- Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

Không còn chế định thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra 2022?

Tại Luật Thanh tra 2010, chế định thanh tra nhân dân được quy định tại một chương cụ thể (Chương VI) với 10 Điều luật liên quan. Chế định Ban thanh tra nhân dân cũng được quy định chi tiết trong Nghị định 159/2016/NĐ-CP.

Tuy nhiên, ngày 14/01/2022, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thanh tra 2022. Theo đó, kể từ ngày 01/7/2023 chế định thanh tra nhân dân đã không còn trong luật.

Chế định thanh tra nhân dân sẽ được quy định trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022

Trân trọng!

Thanh tra nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thanh tra nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Ban Thanh tra nhân dân ở xã do ai bầu? Ban Thanh tra nhân dân ở xã có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra nhân dân là gì? Thanh tra nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong ngành thanh tra?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thanh tra nhân dân
Lê Gia Điền
30,320 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thanh tra nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh tra nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào