Có phải doanh nghiệp phải khấu trừ tiền lương nếu có quyết định thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế?
Doanh nghiệp cần phải khấu trừ tiền lương khi có quyết định thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế?
Tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Như vậy, biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền lương khi có quyết định thi hành án là biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng cho người phải thi hành án. Đối với doanh nghiệp thì không áp dụng biện pháp khấu trừ tiền lương.
Có phải doanh nghiệp phải khấu trừ tiền lương nếu có quyết định thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế? (Hình từ Internet)
Nội dung chính của kế hoạch cưỡng chế thi hành án?
Theo Điều 72 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 có quy định về kế hoạch cưỡng chế thi hành án như sau:
Kế hoạch cưỡng chế thi hành án
1. Chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần huy động lực lượng.
2. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án có các nội dung chính sau đây:
a) Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;
b) Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;
c) Thời gian, địa điểm cưỡng chế;
d) Phương án tiến hành cưỡng chế;
đ) Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế;
e) Dự trù chi phí cưỡng chế.
3. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch, yêu cầu của Chấp hành viên.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế.
Cơ quan Công an có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.”
Như vậy, các nội dung chính của kế hoạch cưỡng chế thi hành án bao gồm:
- Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;
- Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;
- Thời gian, địa điểm cưỡng chế;
- Phương án tiến hành cưỡng chế;
- Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế;
- Dự trù chi phí cưỡng chế.
Các thu nhập sẽ bị trừ khi có quyết định thi hành án áp dụng biên pháp cưỡng chế?
Tại Điều 78 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có quy định:
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự;
b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, nếu phải thi hành án thì sẽ phải bị khấu trừ tiền lương vào các khoản tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?