Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện nào?
Công chứng viên nhận chuyển nhượng văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện nào?
Tại Điều 29 Luật Công chứng 2014 có quy định về chuyển nhượng Văn phòng công chứng như sau:
Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.
Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.
2. Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;
b) Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
c) Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
Như vậy, công chứng viên nhận chuyển nhượng văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí trưởng văn phòng công chứng;
- Cam kết hành nghề tại văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
- Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ chuyển nhượng Văn phòng công chứng gồm những tài liệu gì?
Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 29/2015/NĐ-CP có quy định về chuyển nhượng Văn phòng công chứng như sau:
Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng có nhu cầu chuyển nhượng theo quy định tại Điều 29 của Luật Công chứng nộp 01 (một) bộ hồ sơ chuyển nhượng tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:
a) Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng, trong đó có nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng; tên, số Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng; giá chuyển nhượng, việc thanh toán tiền và bàn giao Văn phòng công chứng được chuyển nhượng; quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác có liên quan.
Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải có chữ ký của công chứng viên hợp danh đại diện cho các công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng, các công chứng viên nhận chuyển nhượng và phải được công chứng;
b) Văn bản cam kết của các công chứng viên nhận chuyển nhượng về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, tiếp nhận toàn bộ yêu cầu công chứng đang thực hiện và hồ sơ đang được lưu trữ tại Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
c) Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
d) Bản sao Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng; giấy tờ chứng minh đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với công chứng viên nhận chuyển nhượng dự kiến là Trưởng Văn phòng công chứng;
đ) Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
e) Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
Như vậy, hồ sơ chuyển nhượng văn phòng công chứng gồm những tài liệu như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng văn phòng công chứng;
- Văn bản cam kết của các công chứng viên nhận chuyển nhượng về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, tiếp nhận toàn bộ yêu cầu công chứng đang thực hiện và hồ sơ đang được lưu trữ tại Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
- Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng;
- Giấy tờ chứng minh đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với công chứng viên nhận chuyển nhượng dự kiến là Trưởng Văn phòng công chứng;
- Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
- Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất
Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?
Tại Điều 31 Luật Công chứng 2014 có quy định về chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng như sau:
Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;
b) Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
c) Văn phòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập.
.....
Như vậy, văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động trong các trường hợp là:
- Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;
- Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 30 Luật Công chứng 2014
- Văn phòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?