Đối tượng nào được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú? Phương thức tuyển sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú được thực hiện như thế nào?
Đối tượng nào được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT quy định về đối tượng được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
Phương thức tuyển sinh, chế độ ưu tiên và tuyển thẳng
...
2. Tuyển thẳng
Tuyển thẳng vào trường PTDTNT các đối tượng sau:
a) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người;
b) Học sinh trung học cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 của Quy chế này đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học, kỹ thuật được tuyển thẳng vào học trường PTDTNT trung học phổ thông;
c) Học sinh tiểu học thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 của Quy chế này đạt giải cấp tỉnh trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tuyển thẳng vào học trường PTDTNT trung học cơ sở.
Theo đó, đối tượng được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú gồm:
- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người;
- Học sinh trung học cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 của Quy chế đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học, kỹ thuật được tuyển thẳng vào học trường PTDTNT trung học phổ thông;
- Học sinh tiểu học thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 của Quy chế đạt giải cấp tỉnh trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tuyển thẳng vào học trường PTDTNT trung học cơ sở.
Đối tượng nào được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú? Phương thức tuyển sinh? (Hình từ Internet)
Phương thức tuyển sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 11 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh, chế độ ưu tiên của trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
Phương thức tuyển sinh, chế độ ưu tiên và tuyển thẳng
1. Phương thức tuyển sinh và chế độ ưu tiên được thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT quy định phương thức tuyển sinh trung học cơ sở như sau:
Tổ chức tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh là người đã hoàn thành Chương trình tiểu học.
2. Tuyển sinh trung học cơ sở theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh, sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
3. Sở giáo dục và đào tạo quyết định tổ chức tuyển sinh trung học cơ sở.
Và khoản 2 Điều 5 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT quy định phương thức tuyển sinh trung học phổ thông như sau:
Đối tượng và phương thức tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh là người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
2. Tuyển sinh trung học phổ thông được tổ chức theo một trong ba phương thức sau:
a) Xét tuyển: dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó;
b) Thi tuyển;
c) Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Như vậy, phương thức tuyển sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú được thực hiện như sau:
- Tuyển sinh trung học cơ sở: theo phương thức xét tuyển.
- Tuyển sinh trung học phổ thông: được tổ chức theo một trong ba phương thức sau:
+) Xét tuyển: dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó;
+) Thi tuyển;
+) Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Chế độ ưu tiên của trường phổ thông dân tộc nội trú được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 11 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh, chế độ ưu tiên của trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
Phương thức tuyển sinh, chế độ ưu tiên và tuyển thẳng
1. Phương thức tuyển sinh và chế độ ưu tiên được thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT, khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT và Điều 1 Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên
...
2. Đối tượng được cộng điểm ưu tiên.
Sở giáo dục và đào tạo quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên với mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng được ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10, gồm:
a) Nhóm đối tượng 1:
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
b) Nhóm đối tượng 2:
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
c) Nhóm đối tượng 3:
- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;
- Người dân tộc thiểu số;
- Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Căn cứ các quy định trên, chế độ ưu tiên của trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
Sở giáo dục và đào tạo quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên với mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng được ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10, gồm 3 nhóm đối tượng được quy định như trên.
Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 10/04/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?