Xử lý số tiền thuế giá trị gia tăng đã bị thu hồi hoàn của cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh tiền thuế giá trị gia tăng như thế nào?
- Xử lý số tiền thuế giá trị gia tăng đã bị thu hồi hoàn của cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh tiền thuế giá trị gia tăng như thế nào?
- Sửa đổi quy định về cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư như thế nào?
- Cơ sở kinh doanh hoạt động kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp nào?
Xử lý số tiền thuế giá trị gia tăng đã bị thu hồi hoàn của cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh tiền thuế giá trị gia tăng như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 13/2023/TT-BTC quy định về xử lý số tiền thuế giá trị gia tăng đã bị thu hồi hoàn của cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh tiền thuế giá trị gia tăng như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2023.
2. Quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này được áp dụng kể từ ngày Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ có hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ.
Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh tiền thuế giá trị gia tăng, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ thì việc điều chỉnh thực hiện như sau:
a) Trường hợp cơ quan thuế đã ban hành quyết định thu hồi tiền hoàn thuế, tính tiền chậm nộp và xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì cơ quan thuế ra quyết định điều chỉnh theo Mẫu quyết định số 38 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã khai bổ sung số thuế giá trị gia tăng thu hồi hoàn thì cơ sở kinh doanh và cơ quan thuế thực hiện theo Mẫu số 02/KTT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính để điều chỉnh lại số tiền thuế giá trị gia tăng thu hồi hoàn, tiền chậm nộp.
b) Số tiền thuế giá trị gia tăng đã bị thu hồi hoàn (bao gồm trường hợp cơ sở kinh doanh chưa bù trừ số thuế giá trị gia tăng bị thu hồi hoàn với số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh và trường hợp cơ sở kinh doanh đã bù trừ số thuế giá trị gia tăng bị thu hồi hoàn với số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh), số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có) đã nộp vào ngân sách nhà nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xử lý theo quy định tại Điều 25 và Mục 2 Chương V Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính. Trường hợp hoàn trả số tiền thuế giá trị gia tăng bị thu hồi hoàn nộp thừa sau khi đã xử lý số tiền thuế giá trị gia tăng bị thu hồi hoàn theo quy định tại điểm này được thực hiện từ nguồn kinh phí hoàn thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh tiền thuế giá trị gia tăng thì số tiền thuế giá trị gia tăng đã bị thu hồi hoàn được xử lý như sau:
+) Trường hợp cơ quan thuế đã ban hành quyết định thu hồi tiền hoàn thuế thì cơ quan thuế ra quyết định điều chỉnh theo Mẫu quyết định số 38 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã khai bổ sung số thuế giá trị gia tăng thu hồi hoàn thì cơ sở kinh doanh và cơ quan thuế thực hiện theo Mẫu số 02/KTT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+) Số tiền thuế giá trị gia tăng đã bị thu hồi hoàn đã nộp vào ngân sách nhà nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xử lý theo quy định tại Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC và Mục 2 Chương V Thông tư 80/2021/TT-BTC bao gồm cả:
Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa bù trừ số thuế giá trị gia tăng bị thu hồi hoàn với số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh và trường hợp cơ sở kinh doanh đã bù trừ số thuế giá trị gia tăng bị thu hồi hoàn với số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xử lý số tiền thuế giá trị gia tăng đã bị thu hồi hoàn của cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh tiền thuế giá trị gia tăng như thế nào? (Hình từ Internet)
Sửa đổi quy định về cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BTC quy định về nội dung sửa đổi quy định về cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015, Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tài chính) như sau:
...
3. Thay thế khoản 2, khoản 3 Điều 18 bằng khoản 2 mới như sau:
“2. Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ.”
Như vậy, cơ sở kinh doanh được hoàn thuế đối với dự án đầu tư như sau:
+) Cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (bao gồm cả cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư) có dự án đầu tư mới theo quy định của Luật Đầu tư tại địa bàn cùng tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán, dự án đầu tư không hình thành tài sản cố định và một số trường hợp khác) đang trong giai đoạn đầu tư.
Hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong giai đoạn đầu tư lũy kế chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng riêng đối với dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của dự án đầu tư với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (nếu có). Sau khi bù trừ nếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào lũy kế của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì cơ quan thuế có thể sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để quyết định việc hoàn thuế giá trị gia tăng.
+) Đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc các trường hợp sau thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản này:
++) Dự án đầu tư trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.
++) Dự án đầu tư trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành chưa phải đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.
++) Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành không phải có giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.
+) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
++) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức:
+++ Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận hoặc chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư (trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này).
+++ Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận; hoặc trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh không đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thời điểm không hoàn thuế giá trị gia tăng được tính từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện.
++) Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư, trừ dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí quy định tại điểm a khoản này.
Cơ sở kinh doanh hoạt động kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp nào?
Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 209/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 49/2022/NĐ-CP quy định về phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng của cơ sở kinh doanh hoạt động kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP , Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP
...
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 như sau:
“3. Hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán thuế quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.”
Theo đó, cơ sở kinh doanh hoạt động kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán thuế.
Thông tư 13/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/04/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?