Phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày?
- Phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày?
- Xin chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam ở cơ quan nào?
- Người điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam phải mang theo giấy tờ gì?
Phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày?
Theo Điều 3 Nghị định 152/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 57/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện để phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Phải thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận và tổ chức thực hiện. Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam), phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.
2. Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
3. Điều kiện đối với phương tiện;
a) Là xe ô tô chở khách có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ trở xuống, xe ô tô nhà ở lưu động có tay lái ở bên trái và xe mô tô;
b) Thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký tại nước ngoài và gắn biển số nước ngoài;
c) Có Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;
d) Có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô).
4. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện:
a) Là công dân nước ngoài;
b) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhập cảnh và phải có thị thực (trừ trường hợp được miễn thị thực) phù hợp với thời gian tạm trú tại Việt Nam;
c) Có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.
Theo đó, phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày.
Trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam), phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.
Phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam được tối đa bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Xin chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam ở cơ quan nào?
Theo Điều 4 Nghị định 152/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 57/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam gửi đến Bộ Giao thông vận tải 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
a) Công văn đề nghị chấp thuận được tổ chức việc cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam. Trong đó nêu rõ số lượng phương tiện, số lượng người, ngày và cửa khẩu nhập cảnh, ngày và cửa khẩu xuất cảnh, lộ trình các tuyến đường đi trong chương trình du lịch;
b) Bản sao các văn bản nêu tại Điểm c, Điểm d Khoản 3 và Điểm b, Điểm c Khoản 4 Điều 3 của Nghị định này;
c) Danh sách người điều khiển phương tiện; Danh sách phương tiện, biển số xe, màu sơn, số khung, số máy (Doanh nghiệp lữ hành quốc tế ký, đóng dấu và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông tin đã nêu);
d) Bản sao Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp.
2. Chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận việc phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam. Văn bản chấp thuận được gửi đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để phối hợp quản lý. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời trong thời gian 03 ngày làm việc và nêu rõ lý do.
3. Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải phải nêu rõ cửa khẩu nhập, xuất cảnh, số lượng người, số lượng phương tiện cơ giới, số khung, số máy, màu sơn, biển số xe, tên người điều khiển phương tiện, phạm vi tuyến đường và thời gian tham gia giao thông tại Việt Nam.
4. Đối với trường hợp bất khả kháng quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này, sau khi nhận được văn bản báo cáo của doanh nghiệp du lịch, Bộ Giao thông vận tải có văn bản thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng để phối hợp quản lý.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam là Bộ Giao thông vận tải.
Người điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam phải mang theo giấy tờ gì?
Tại Điều 5 Nghị định 152/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định việc người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Phải có phương tiện đi trước để dẫn đường cho phương tiện cơ giới nước ngoài trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam. Phương tiện dẫn đường là xe ô tô hoặc xe mô tô (nếu khách du lịch mang xe mô tô) do doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam bố trí và phải được gắn logo hoặc cắm cờ có biểu tượng của doanh nghiệp đó.
2. Phải tham gia giao thông trong phạm vi tuyến đường và thời gian lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định tại văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
3. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ của Việt Nam và phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh;
b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (đối với xe ô tô);
d) Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;
đ) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam;
e) Chứng từ tạm nhập phương tiện.
Theo đó, người điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam phải mang theo giấy tờ:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh;
- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (đối với xe ô tô);
- Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam;
- Chứng từ tạm nhập phương tiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?