Nhiệm vụ tái cơ cấu các ngành công nghiệp nền tảng trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030?
- Nhiệm vụ tái cơ cấu các ngành công nghiệp nền tảng trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030?
- Nhiệm vụ tái cơ cấu ngành công nghiệp chế biến chế tạo có lợi thế xuất khẩu trong đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030?
- Nhiệm vụ tái cơ cấu các ngành công nghiệp công nghệ cao trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030?
Nhiệm vụ tái cơ cấu các ngành công nghiệp nền tảng trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030?
Theo tiết b tiểu mục 1 Mục III Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về Nhiệm vụ tái cơ cấu các ngành công nghiệp nền tảng như sau:
Đối với các ngành công nghiệp nền tảng
Phát triển các ngành công nghiệp nền tảng nhằm xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, hiện đại, đảm bảo năng lực tự chủ, đáp ứng cơ bản nhu cầu về tư liệu sản xuất của nền kinh tế và nâng cao vị thế của một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp toàn cầu. Trong đó:
+ Tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm hỗ trợ, ưu tiên phát triển các ngành: công nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, vật liệu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
+ Hình thành và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung thành các tổ hợp sản xuất hoàn chỉnh quy mô lớn, có tính chuyên môn hóa cao theo chuỗi giá trị trong các lĩnh vực như: luyện kim, hoá chất, cơ khí chế tạo… theo hướng công nghiệp sinh thái với việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa sản phẩm của ngành công nghiệp nền tảng, đảm bảo cung ứng cho nhu cầu thị trường trong nước. Phát triển các sản phẩm thép hợp kim, thép chế tạo; các sản phẩm hóa dầu, hóa chất cơ bản, phân bón, cao su kỹ thuật, hóa dược, hóa chất tiêu dùng...
Như vậy, nhiệm vụ tái cơ cấu các ngành công nghiệp nền tảng trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 bao gồm:
- Tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm hỗ trợ, ưu tiên phát triển các ngành: công nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, vật liệu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
- Hình thành và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung thành các tổ hợp sản xuất hoàn chỉnh quy mô lớn, có tính chuyên môn hóa cao theo chuỗi giá trị trong các lĩnh vực như: luyện kim, hoá chất, cơ khí chế tạo… theo hướng công nghiệp sinh thái với việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa sản phẩm của ngành công nghiệp nền tảng, đảm bảo cung ứng cho nhu cầu thị trường trong nước.
- Phát triển các sản phẩm thép hợp kim, thép chế tạo; các sản phẩm hóa dầu, hóa chất cơ bản, phân bón, cao su kỹ thuật, hóa dược, hóa chất tiêu dùng...
Nhiệm vụ tái cơ cấu các ngành công nghiệp nền tảng trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ tái cơ cấu ngành công nghiệp chế biến chế tạo có lợi thế xuất khẩu trong đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030?
Căn cứ tiết b tiểu mục 1 Mục III Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023 nhiệm vụ tái cơ cấu ngành công nghiệp chế biến chế tạo có lợi thế xuất khẩu như sau bao gồm các nhiệm vụ như sau:
- Tiếp tục phát triển và nâng cấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như dệt may, da giày, điện tử, thực phẩm… gắn với tăng cường cải tiến quy trình và công nghệ sản xuất thông minh, tự động hóa.
- Mở rộng quy mô phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng thị trường xuất khẩu gắn liền với việc nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên, vật liệu và năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm gắn với các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, tiến tới hình thành các cụm ngành sản xuất chuyên môn hóa, đáp ứng tốt các quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Phát triển công nghiệp sản xuất vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất, chế biến nông sản.
- Tăng cường tiếp cận nguyên liệu đầu vào chất lượng cao hơn và nâng cao năng lực cho các dịch vụ hỗ trợ như tìm nguồn cung ứng, thiết kế, phát triển sản phẩm và tiếp thị mang lại cơ hội chuyển sang các phân khúc có giá trị gia tăng lớn hơn trong chuỗi giá trị đối với ngành dệt may, da giày.
- Tăng cường liên kết giữa các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp trong nước trong ngành công nghiệp điện tử nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ và năng lực quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh;
- Tập trung nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong nước về quản lý và kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng để kết nối tốt hơn với các doanh nghiệp FDI, từng bước tham gia vào quá trình thiết kế, R&D và sản xuất linh kiện của ngành.
Nhiệm vụ tái cơ cấu các ngành công nghiệp công nghệ cao trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030?
Theo tiết b tiểu mục 1 Mục III Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2023 nhiệm vụ tái cơ cấu các ngành công nghiệp công nghệ cao được quy định như sau:
Đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá nhằm hình thành năng lực sản xuất mới gắn liền với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để đi tắt, đón đầu trong phát triển một số ngành, sản phẩm, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm công nghệ cao.
+ Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao và các ngành kinh tế sáng tạo, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm công nghệ cao, trọng tâm "Make in Viet Nam", sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, tích hợp thành sản phẩm thương mại tại Việt Nam.
+ Tăng cường làm chủ công nghệ cốt lõi, tạo dựng thương hiệu Việt Nam, sử dụng công nghệ Việt Nam và gắn kết hiệu quả với mạng lưới chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, nhiệm vụ tái cơ cấu các ngành công nghiệp công nghệ cao bao gồm:
- Ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá nhằm hình thành năng lực sản xuất mới gắn liền với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để đi tắt, đón đầu trong phát triển một số ngành, sản phẩm, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm công nghệ cao.
- Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao và các ngành kinh tế sáng tạo, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm công nghệ cao, trọng tâm "Make in Viet Nam", sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, tích hợp thành sản phẩm thương mại tại Việt Nam.
- Tăng cường làm chủ công nghệ cốt lõi, tạo dựng thương hiệu Việt Nam, sử dụng công nghệ Việt Nam và gắn kết hiệu quả với mạng lưới chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?