Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh thì xử lý như thế nào?
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh thì xử lý như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có quy định về người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ như sau:
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ
1. Xử lý đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh:
a) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị bệnh trong thời gian tạm giữ thì được điều trị tại chỗ;
b) Trường hợp tình trạng bệnh cần cấp cứu thì cơ quan, đơn vị và người quản lý trực tiếp người bị tạm giữ có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị, đồng thời thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của họ biết để chăm sóc;
c) Trường hợp gia đình, thân nhân, gia đình của người bị tạm giữ có đơn đề nghị đưa về nhà để chăm sóc và xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11, điểm a, b và điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định này thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể quyết định hủy bỏ việc tạm giữ và cho họ về gia đình để chữa bệnh. Việc hủy bỏ biện pháp tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 21 Nghị định này;
d) Trường hợp người bị tạm giữ không có nơi cư trú nhất định hoặc gia đình, thân nhân của họ ở xa, không kịp thời đến để chăm sóc thì cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc người bị tạm giữ.
Như vậy, người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh thì phải xử lý như sau:
- Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị bệnh trong thời gian tạm giữ thì được điều trị tại chỗ;
- Trường hợp tình trạng bệnh cần cấp cứu thì cơ quan, đơn vị và người quản lý trực tiếp người bị tạm giữ có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị, đồng thời thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của họ biết để chăm sóc;
- Trường hợp gia đình, thân nhân, gia đình của người bị tạm giữ có đơn đề nghị đưa về nhà để chăm sóc và xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể quyết định hủy bỏ việc tạm giữ và cho họ về gia đình để chữa bệnh.
- Trường hợp người bị tạm giữ không có nơi cư trú nhất định hoặc gia đình, thân nhân của họ ở xa, không kịp thời đến để chăm sóc thì cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc người bị tạm giữ.
Xử lý đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Chế độ ăn uống của người bị tạm giữ như thế nào?
Tại Điều 28 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có quy định về chế độ ăn uống của người bị tạm giữ như sau:
Chế độ ăn uống của người bị tạm giữ
1. Trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không thể tự đảm bảo được thì cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính có trách nhiệm bảo đảm chế độ ăn uống cho người bị tạm giữ theo tiêu chuẩn định lượng mỗi người một ngày là 0,6 kg gạo tẻ thường; 0,1 kg thịt lợn; 0,5 kg rau; 01 lít nước uống được đun sôi để nguội; nước mắm, muối, chất đốt phù hợp. Chế độ này do ngân sách nhà nước cấp và được quy ra tiền theo thời giá thị trường ở từng địa phương trong từng thời điểm.
2. Chế độ đối với người bị tạm giữ trong các ngày lễ, Tết được thực hiện như sau:
a) Tết nguyên đán thì người bị tạm giữ được ăn thêm nhưng mức ăn (bao gồm cả ăn thêm) không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường;
b) Ngày lễ hoặc Tết dương lịch thì người bị tạm giữ được ăn thêm, nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày ăn ngày thường;
c) Cơ quan nơi tạm giữ có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế và khẩu vị của người bị tạm giữ để bảo đảm họ được ăn hết tiêu chuẩn.
3. Cơ quan, đơn vị có chức năng tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải mở sổ sách để theo dõi, thanh quyết toán chế độ ăn uống của người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chế độ ăn uống của người bị tạm giữ mỗi người một ngày là 0,6 kg gạo tẻ thường; 0,1 kg thịt lợn; 0,5 kg rau; 01 lít nước uống được đun sôi để nguội.
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có những quyền gì?
Tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ
1. Người bị tạm giữ có quyền:
a) Được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Được biết lý do bị tạm giữ, thời hạn bị tạm giữ, địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về việc bị tạm giữ;
c) Yêu cầu người ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính thông báo quyết định tạm giữ cho gia đình, tổ chức (nơi làm việc, học tập) biết việc mình bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;
d) Được bảo đảm chế độ ăn uống theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
đ) Được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
Như vậy, người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có những quyền như sau:
- Được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
- Được biết lý do bị tạm giữ, thời hạn bị tạm giữ, địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về việc bị tạm giữ;
- Yêu cầu người ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính thông báo quyết định tạm giữ cho gia đình, tổ chức (nơi làm việc, học tập) biết việc mình bị tạm giữ;
- Được bảo đảm chế độ ăn uống;
- Được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?