Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm như thế nào?
- Trong chương trình mỗi xã một sản phẩm, việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được thực hiện gồm những bước nào?
- Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong chương trình mỗi xã một sản phẩm tại cấp huyện gồm những bước nào?
- Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm như thế nào?
- Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong chương trình mỗi xã một sản phẩm tại cấp trung ương gồm những bước nào?
Trong chương trình mỗi xã một sản phẩm, việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được thực hiện gồm những bước nào?
Căn cứ quy định tại Mục 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 148/QĐ-TTG năm 2023, việc thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong chương trình mỗi xã một sản phẩm được thực hiện gồm những bước sau:
- Đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp huyện
- Đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp tỉnh
- Đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp trung ương
Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong chương trình mỗi xã một sản phẩm tại cấp huyện gồm những bước nào?
Tiểu mục a Mục 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 148/QĐ-TTG năm 2023 quy định về các bước đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp huyện như sau:
Các bước đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
a) Các bước đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp huyện
- Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm/dịch vụ
+ UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ sản phẩm/dịch vụ từ các cá nhân/tổ chức đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
+ UBND cấp huyện kiểm tra thể thức, nội dung, thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
+ UBND cấp huyện Quyết định thành lập Hội đồng cấp huyện, Tổ tư vấn (hoặc Tổ giúp việc).
- Đánh giá
+ Đối tượng đánh giá: Mẫu sản phẩm (trừ sản phẩm dịch vụ du lịch) và hồ sơ sản phẩm. Đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch: Các thành viên kiểm tra thực tế và đánh giá trước tại thực địa.
+ Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ điện tử (hồ sơ scan). Hồ sơ sản phẩm (bản điện tử) cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh giá ít nhất 01 ngày làm việc.
+ Tiến hành đánh giá
(i) Các thành viên hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá. Chủ thể sản phẩm OCOP có thể tham gia trình bày, diễn giải trước Hội đồng.
(ii) Hội đồng thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
(iii) Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên (điểm của các thành viên không được chênh lệch nhau quá 10 điểm). Thống nhất thông qua kết quả đánh giá, đề xuất các sản phẩm được tham gia đánh cấp tỉnh, báo cáo kết quả tới UBND cấp huyện và đề xuất về phân hạng sản phẩm.
- Phân hạng và chuyển hồ sơ đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng
+ Căn cứ kết quả điểm số đánh giá của Hội đồng, các sản phẩm được xếp hạng theo khung từ 1 đến 5 sao.
+ UBND cấp huyện thông báo kết quả cho các chủ thể OCOP, đề nghị hoàn thiện/bổ sung hồ sơ (nếu cần).
+ UBND cấp huyện ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt 3 sao; tổ chức công bố kết quả.
+ UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm, chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm đạt từ 70 đến 100 điểm đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng.
+ UBND cấp huyện thông báo kết quả cho UBND cấp xã để tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm.
Theo đó, việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong chương trình mỗi xã một sản phẩm tại cấp huyện gồm các bước:
- Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm/dịch vụ
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ sản phẩm/dịch vụ từ các cá nhân/tổ chức đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra thể thức, nội dung, thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định thành lập Hội đồng cấp huyện, Tổ tư vấn (hoặc Tổ giúp việc).
- Đánh giá
+ Đối tượng đánh giá: Mẫu sản phẩm (trừ sản phẩm dịch vụ du lịch) và hồ sơ sản phẩm. Đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch: Các thành viên kiểm tra thực tế và đánh giá trước tại thực địa.
+ Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ điện tử (hồ sơ scan). Hồ sơ sản phẩm (bản điện tử) cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh giá ít nhất 01 ngày làm việc.
+ Tiến hành đánh giá
- Phân hạng và chuyển hồ sơ đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng
+ Căn cứ kết quả điểm số đánh giá của Hội đồng, các sản phẩm được xếp hạng theo khung từ 1 đến 5 sao.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo kết quả cho các chủ thể OCOP, đề nghị hoàn thiện/bổ sung hồ sơ (nếu cần).
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt 3 sao; tổ chức công bố kết quả.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm, chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm đạt từ 70 đến 100 điểm đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã để tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm áp dụng quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm như thế nào?
Căn cứ quy định tại tiểu mục b Mục 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 148/QĐ-TTG năm 2023, các bước đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp tỉnh gồm:
- Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đề xuất đánh giá, phân hạng sản phẩm từ cấp huyện.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra thể thức, thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần).
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh, Tổ tư vấn Hội đồng cấp tỉnh và kế hoạch đánh giá.
- Tổ tư vấn Hội đồng tiến hành thẩm định, đánh giá hồ sơ
+ Các thành viên Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ, đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá, đề xuất bổ sung hồ sơ, gửi mẫu phiếu kiểm nghiệm chất lượng (nếu cần thiết).
+ Tổ tư vấn Hội đồng tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở về quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, điều kiện an toàn thực phẩm,… (nếu cần thiết).
+ Tổ tư vấn thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Tổ tư vấn tổng hợp kết quả đánh giá của các thành viên, xây dựng Báo cáo trình Hội đồng cấp tỉnh để tổ chức Hội đồng cấp tỉnh đánh giá, phân hạng, đề xuất gửi mẫu kiểm nghiệm chất lượng độc lập (nếu cần thiết).
- Tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng
Các bước tổ chức đánh giá của Hội đồng:
+ Chủ thể sản phẩm OCOP trình bày, diễn giải trước Hội đồng (nếu cần thiết).
+ Đại diện Tổ tư vấn Hội đồng trình bày báo cáo kết quả thẩm tra, đánh giá hồ sơ sản phẩm của Tổ tư vấn.
+ Các thành viên Hội đồng thảo luận, trao đổi những vấn đề chưa rõ; thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần); tham khảo kết quả khảo sát, đánh giá phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm (nếu có).
+ Các thành viên Hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá.
+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên (điểm của các thành viên không được chênh lệch nhau quá 10 điểm). Trong trường hợp chênh lệch lớn hơn 10 điểm, Hội đồng đánh giá sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại.
+ Hội đồng thống nhất thông qua kết quả đánh giá, đề xuất các sản phẩm có thể tham gia đánh giá cấp trung ương (từ 90 điểm trở lên), báo cáo kết quả tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đề xuất về phân hạng sản phẩm.
- Phân hạng và chuyển hồ sơ đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp trung ương
+ Căn cứ kết quả điểm số đánh giá của Hội đồng, các sản phẩm được xếp hạng theo khung từ 1 đến 5 sao.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo kết quả cho các chủ thể OCOP, đề nghị hoàn thiện/bổ sung hồ sơ (nếu cần).
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt 4 sao; tổ chức công bố kết quả.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm, chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao (từ 90 đến 100 điểm) đề nghị cấp trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.
+ Trường hợp kết quả đánh giá của Hội đồng cấp tỉnh đạt dưới 70 điểm (không đạt 4 sao) hoặc hồ sơ không hợp lệ, Hội đồng cấp tỉnh gửi trả hồ sơ về UBND cấp huyện để xem xét, công nhận hoặc hoàn thiện hồ sơ đánh giá lại và phân hạng theo thẩm quyền được phân cấp theo quy định.
Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong chương trình mỗi xã một sản phẩm tại cấp trung ương gồm những bước nào?
Tiểu mục c Mục 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 148/QĐ-TTG năm 2023 quy định về các bước đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp trung ương như sau:
Các bước đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp trung ương
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia theo các bước:
- Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm, dịch vụ du lịch:
+ Tiếp nhận hồ sơ đề xuất đánh giá, phân hạng sản phẩm từ cấp tỉnh.
+ Kiểm tra thể thức, thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần).
+ Ban hành Quyết định thành lập Hội đồng, Tổ tư vấn và Quy chế hoạt động của Hội đồng cấp trung ương và kế hoạch đánh giá
- Tổ tư vấn Hội đồng tiến hành thẩm định, đánh giá hồ sơ:
+ Các thành viên Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ, đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá, tổ chức khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất (nếu cần thiết).
+ Tổ tư vấn thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Tổ tư vấn tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên, xây dựng Báo cáo trình Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp trung ương để tổ chức Hội đồng cấp trung ương đánh giá, phân hạng.
- Tổ chức Hội đồng cấp trung ương
Hội đồng cấp trung ương tổ chức đánh giá các sản phẩm theo quy trình sau:
+ Cơ quan thường trực Hội đồng báo cáo chung kết quá đánh giá về sản phẩm của Tổ tư vấn.
+ Tổ tư vấn báo cáo bổ sung về kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế cơ sở, kết quả kiểm nghiệm (nếu có) đối với từng hồ sơ sản phẩm OCOP.
+ Các thành viên Hội đồng thảo luận, trao đổi những vấn đề chưa rõ; thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần); tham khảo kết quả khảo sát, đánh giá phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm (nếu có).
+ Các thành viên Hội đồng đánh giá sản phẩm, tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên (điểm của các thành viên không được chênh lệch nhau quá 10 điểm). Trong trường hợp chênh lệch lớn hơn 10 điểm, Hội đồng đánh giá sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại.
+ Hội đồng thống nhất, thông qua kết quả đánh giá, đề xuất các sản phẩm đủ điều kiện đạt 5 sao (đạt từ 90 điểm trở lên), báo cáo và đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, công nhận sản phẩm OCOP 5 sao (cấp quốc gia).
- Xếp hạng và công bố kết quả đánh giá
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo kết quả cho UBND cấp tỉnh và các chủ thể OCOP.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 5 sao (sản phẩm OCOP cấp quốc gia); tổ chức công bố kết quả.
+ Trường hợp kết quả đánh giá đạt dưới 90 điểm (không đạt 5 sao) hoặc hồ sơ không hợp lệ, Hội đồng cấp trung ương gửi trả hồ sơ về UBND cấp tỉnh để xem xét, công nhận hoặc hoàn thiện hồ sơ đánh giá lại và phân hạng theo thẩm quyền được phân cấp theo quy định.
Theo đó, việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại cấp trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, thực hiện gồm các bước:
- Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm, dịch vụ du lịch:
- Tổ tư vấn Hội đồng tiến hành thẩm định, đánh giá hồ sơ:
- Tổ chức Hội đồng cấp trung ương
- Xếp hạng và công bố kết quả đánh giá.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?