Tên trường phổ thông dân tộc nội trú được đặt như thế nào? Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?

Xin hỏi cách đặt tên trường phổ thông dân tộc nội trú và nhiệm vụ của trường này như thế nào? - Câu hỏi của Thanh Hùng (Bạc Liêu).

Tên trường phổ thông dân tộc nội trú được đặt như thế nào?

Theo Điều 5 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT quy định về tên trường phổ thông dân tộc nội trú được đặt như sau:

Tên trường, biển tên trường
1. Việc đặt tên trường PTDTNT được quy định như sau
Trường PTDTNT trung học cơ sở (hoặc: PTDTNT trung học phổ thông; PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông) + tên riêng (nếu có) + tên đơn vị hành chính cấp huyện (hoặc cấp tỉnh).
2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập, biển tên trường, con dấu và giấy tờ giao dịch của trường.
3. Biển tên trường ghi những nội dung sau
a) Góc phía trên, bên trái
- Đối với trường PTDTNT trung học cơ sở
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và tên huyện;
Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Đối với trường PTDTNT có cấp học cao nhất là cấp trung học phổ thông
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh;
Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo;
b) Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của nhà trường.

Như vậy, tên trường phổ thông dân tộc nội trú được đặt như sau:

Trường PTDTNT trung học cơ sở (hoặc: PTDTNT trung học phổ thông; PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông) + tên riêng (nếu có) + tên đơn vị hành chính cấp huyện (hoặc cấp tỉnh).

Tên trường được ghi trên quyết định thành lập, biển tên trường, con dấu và giấy tờ giao dịch của trường.

Tên trường phổ thông dân tộc nội trú được đặt như thế nào? Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?

Tên trường phổ thông dân tộc nội trú được đặt như thế nào? Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?

Theo Điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:

Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú
Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường trung học và các nhiệm vụ sau:
1. Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú; đảm bảo các điều kiện để học sinh dân tộc nội trú được học tập, ăn, ở và sinh hoạt an toàn tại trường.
2. Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú.
3. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực, phẩm chất của học sinh, điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Theo dõi, thống kê số lượng học sinh, đánh giá hiệu quả giáo dục hằng năm và theo từng giai đoạn để xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT.

Tại Điều 3 Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của trường trung học như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
5. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.
6. Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.
7. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
10. Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:

- Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú; đảm bảo các điều kiện để học sinh dân tộc nội trú được học tập, ăn, ở và sinh hoạt an toàn tại trường.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú.

- Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực, phẩm chất của học sinh, điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Theo dõi, thống kê số lượng học sinh, đánh giá hiệu quả giáo dục hằng năm và theo từng giai đoạn để xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT.

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.

- Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nào lập kế hoạch tuyển sinh đối với trường phổ thông dân tộc nội trú?

Tại Điều 12 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT quy định về cơ quan lập kế hoạch tuyển sinh đối với trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:

Kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh
1. Kế hoạch tuyển sinh
a) Sở Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch tuyển sinh đối với trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và ban hành. Kế hoạch tuyển sinh gồm các nội dung chính sau: đối tượng, địa bàn, phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh; tỷ lệ tuyển sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn và các địa bàn khác; tổ chức công tác tuyển sinh;
b) Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc lập kế hoạch tuyển sinh, báo cáo cơ quan chủ quản và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
2. Tổ chức tuyển sinh
a) Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tuyển sinh đối với các trường PTDTNT có cấp học cao nhất là trung học phổ thông và hướng dẫn tuyển sinh đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo có trường PTDTNT trung học cơ sở;
b) Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78 và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc tổ chức tuyển sinh theo kế hoạch được phê duyệt.

Căn cứ quy định trên, Sở Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch tuyển sinh đối với trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và ban hành.

Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc lập kế hoạch tuyển sinh, báo cáo cơ quan chủ quản và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 10/04/2023.

Trân trọng!

Trường phổ thông dân tộc nội trú
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trường phổ thông dân tộc nội trú
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/11/2024, điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/11/2024, trường phổ thông dân tộc nội trú được hoạt động giáo dục phải có diện tích sử dụng khu nội trú là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/11/2024, trường phổ thông dân tộc nội trú bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú ở Trường phổ thông dân tộc bán trú như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú sẽ được hưởng những chế độ tài chính nào?
Hỏi đáp pháp luật
Không có hộ khẩu dân tộc thiểu số có được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh dân tộc nội trú được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú có được hưởng phụ cấp lâu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Mục tiêu, vai trò, tính chất của trường phổ thông dân tộc nội trú
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trường phổ thông dân tộc nội trú
Tạ Thị Thanh Thảo
1,404 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào