Để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu thành viên ASEAN-Nhật Bản phải nộp các chứng từ nào cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu?
- Để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu thành viên ASEAN-Nhật Bản phải nộp các chứng từ nào cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu?
- Trong quá trình tiến hành kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhà nhập khẩu thành viên ASEAN-Nhật Bản có được thông quan hàng hóa hay không?
- Trường hợp có nhiều mặt hàng được khai báo trên một C/O khi có vướng mắc đối với một mặt hàng có làm ảnh hưởng việc hưởng ưu đãi thuế quan của thành viên ASEAN-Nhật Bản hay không?
Để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu thành viên ASEAN-Nhật Bản phải nộp các chứng từ nào cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu?
Căn cứ Điều 27 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định các chứng từ sau cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu nhà nhập khẩu thành viên ASEAN-Nhật Bản phải nộp để được hưởng ưu đãi thuế quan như sau:
Nộp C/O
1. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu phải nộp các chứng từ sau cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu:
a) C/O còn giá trị hiệu lực.
b) Các chứng từ cần thiết khác theo quy định của pháp luật nước thành viên nhập khẩu (như hóa đơn thương mại, bao gồm cả hóa đơn thương mại do nước thứ ba phát hành và vận đơn chở suốt phát hành tại nước thành viên xuất khẩu).
2. Nhà nhập khẩu không phải nộp C/O đối với lô hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước thành viên xuất khẩu có trị giá hải quan không vượt quá hai trăm Đô la Mỹ (USD 200) hoặc có trị giá hải quan tương đương tính theo đơn vị tiền tệ của nước thành viên xuất khẩu, hoặc một trị giá cao hơn do nước thành viên nhập khẩu quy định.
3. Trường hợp hàng hóa có xuất xứ của nước thành viên xuất khẩu được nhập khẩu qua một hoặc nhiều nước thành viên mà không phải là nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu, hoặc nhập khẩu qua các nước không phải là nước thành viên, nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa nói trên nộp một trong các chứng từ sau:
a) Bản sao của vận đơn chở suốt.
b) Chứng nhận hoặc các thông tin khác do cơ quan hải quan hoặc các cơ quan có liên quan của một hoặc nhiều nước thành viên hoặc của các nước không phải là thành viên cung cấp nhằm chứng minh hàng hóa đó không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng xuống tàu, chất lại hàng lên tàu và các công đoạn khác để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt tại các nước thành viên đó hoặc tại các nước không phải là thành viên.
4. Ngoại trừ quy định tại khoản 5 Điều 19 Thông tư nảy, hàng hóa có xuất xứ đã được cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp C/O (sau đây gọi là “C/O ban đầu”), sau đó tiếp tục được xuất khẩu từ nước thành viên nhập khẩu sang một nước thành viên khác, cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên nhập khẩu có thể cấp một C/O giáp lưng và coi là một C/O mới cho hàng hóa có xuất xứ nếu nhà xuất khẩu tại nước thành viên nhập khẩu hoặc đại lý được ủy quyền đề nghị cấp C/O giáp lưng và nộp C/O ban đầu vẫn còn giá trị.
5. Khi một C/O giáp lưng được cấp theo quy định tại khoản 4 Điều này, hàng hóa có xuất xứ tại nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Thông tư này được coi là hàng hóa có xuất xứ tại nước thành viên nơi C/O ban đầu được cấp.
Như vậy, để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu phải nộp các chứng từ sau cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu:
- C/O còn giá trị hiệu lực.
- Các chứng từ cần thiết khác theo quy định của pháp luật nước thành viên nhập khẩu như hóa đơn thương mại, bao gồm cả hóa đơn thương mại do nước thứ ba phát hành và vận đơn chở suốt phát hành tại nước thành viên xuất khẩu.
Để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu thành viên ASEAN-Nhật Bản phải nộp các chứng từ sau cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Trong quá trình tiến hành kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhà nhập khẩu thành viên ASEAN-Nhật Bản có được thông quan hàng hóa hay không?
Theo Điều 30 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định quá trình tiến hành kiểm tra xuất xứ hàng hóa như sau:
Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa
1. Để xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hóa dựa trên các dữ liệu trên C/O đó.
2. Theo quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ quy định pháp luật của nước thành viên xuất khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu phải cung cấp thông tin theo đề nghị trong thời hạn không quá ba (03) tháng sau ngày nhận được đề nghị kiểm tra, xác minh. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu bổ sung thêm thông tin về xuất xứ hàng hóa. Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước thành viên nhập khẩu yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu, căn cứ theo quy định pháp luật của nước thành viên xuất khẩu, phải cung cấp thông tin bổ sung trong thời hạn không quá ba (03) tháng sau ngày nhận được yêu cầu về thông tin bổ sung.
3. Theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu đã được cấp C/O hoặc nhà sản xuất của nước thành viên xuất khẩu theo nêu tại điểm b khoản 4 Điều 19 Thông tư này cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu các thông tin được yêu cầu.
4. Yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này không ngăn cản yêu cầu kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 31 Thông tư này.
5. Trong quá trình tiến hành kiểm tra, xác minh theo quy định tại Điều này và Điều 31 Thông tư này, cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu có thể tạm thời không cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh nhưng phải cho nhà nhập khẩu thông quan hàng hóa trừ trường hợp hàng hóa đó chịu áp dụng các biện pháp hành chính thích hợp.
Theo đó, trong quá trình tiến hành kiểm tra, xác minh nhà nhập khẩu thành viên ASEAN-Nhật Bản được thông quan hàng hóa, trừ trường hợp hàng hóa đó chịu áp dụng các biện pháp hành chính thích hợp.
Trường hợp có nhiều mặt hàng được khai báo trên một C/O khi có vướng mắc đối với một mặt hàng có làm ảnh hưởng việc hưởng ưu đãi thuế quan của thành viên ASEAN-Nhật Bản hay không?
Tại Điều 18 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định như sau:
C/O
1. C/O được làm trên khổ giấy A4, theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. C/O của các nước ASEAN bao gồm một bản gốc và hai bản sao. C/O của Nhật Bản chỉ bao gồm một bản gốc.
3. C/O mang số tham chiếu riêng của mỗi cơ quan, tổ chức cấp C/O.
4. Trường hợp có hóa đơn của nước thứ ba, hóa đơn này phải được thể hiện trên C/O, cùng với những thông tin khác như tên và địa chỉ của người phát hành hóa đơn.
5. Nhà xuất khẩu cam kết đối với những khai báo trên C/O tại Ô số 11 đối với C/O của các nước ASEAN và Ô số 10 đối với C/O của Nhật Bản. Chữ ký của nhà xuất khẩu có thể là chữ ký bằng tay hoặc chữ ký điện tử.
6. Chữ ký trên C/O của cán bộ có thẩm quyền cấp C/O thuộc cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu có thể là chữ ký bằng tay hoặc chữ ký điện tử.
7. C/O bản gốc do nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu. Trong trường hợp các nước ASEAN, cơ quan, tổ chức cấp C/O và nhà xuất khẩu lưu trữ bản sao C/O.
8. Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu chấp nhận một C/O có thể hiện hai hay nhiều hóa đơn cấp cho cùng một chuyến hàng.
9. Nhiều mặt hàng được khai báo trên một C/O với điều kiện mỗi mặt hàng đó phải có xuất xứ.
10. Trường hợp có nhiều mặt hàng được khai báo trên một C/O, vướng mắc đối với một hoặc một số mặt hàng không làm ảnh hưởng hoặc trì hoãn việc hưởng ưu đãi thuế quan và các thủ tục thông quan đối với những mặt hàng còn lại trên C/O đó. Khoản 5 Điều 30 Thông tư này được áp dụng đối với những mặt hàng có vướng mắc về xuất xứ hàng hóa.
Căn cứ quy định trên, trường hợp có nhiều mặt hàng được khai báo trên một C/O, vướng mắc đối với một mặt hàng không làm ảnh hưởng hoặc trì hoãn việc hưởng ưu đãi thuế quan và các thủ tục thông quan đối với những mặt hàng còn lại trên C/O đó.
Thông tư 37/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?