Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý dựa trên cơ sở nào? Luật sư có được từ chối trợ giúp pháp lý không?

Cho tôi hỏi: Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý dựa trên cơ sở nào? Luật sư có được từ chối trợ giúp pháp lý không? Mong được tư vấn.

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý dựa trên cơ sở nào?

Điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:

Người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Trợ giúp viên pháp lý;
b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
2. Sở Tư pháp công bố danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Theo quy định nêu trên, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý dựa trên cơ sở:

- Hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;

- Phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

luật sư

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý dựa trên cơ sở nào? Luật sư có được từ chối trợ giúp pháp lý không? (Hình từ Internet)

Luật sư có được từ chối trợ giúp pháp lý không?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về trợ giúp pháp lý của luật sư như sau:

Trợ giúp pháp lý của luật sư
1. Luật sư có nghĩa vụ trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 21, Khoản 10 Điều 65 và Điểm đ Khoản 2 Điều 67 của Luật luật sư. Luật sư không được từ chối thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam hướng dẫn về thời gian, cách thức, hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý; hình thức xử lý kỷ luật đối với luật sư vi phạm nghĩa vụ trợ giúp pháp lý; định kỳ hàng năm đánh giá về hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư, báo cáo Bộ Tư pháp.

Điểm d khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của luật sư
...
2. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;
c) Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
đ) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Theo quy định nêu trên, luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý không được từ chối thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Trường hợp có lý do chính đáng, luật sư có thể từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý.

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng có trách nhiệm gì?

Điều 5 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy quy định về trách nhiệm của luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng như sau:

Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng
1. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý.
2. Trong tố tụng hình sự, người thực hiện trợ giúp pháp lý không được bào chữa, không tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật tố tụng hình sự;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật Trợ giúp pháp lý.
3. Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, người thực hiện trợ giúp pháp lý không tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về tố tụng, đồng thời báo cáo tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nếu phát hiện người tiến hành tố tụng có quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Theo quy định nêu trên, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng có trách nhiệm:

- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý.

- Trong tố tụng hình sự, luật sư không được bào chữa, không tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau đây:

+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;

+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.

- Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, luật sư không tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý với một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.

Trân trọng!

Luật sư trợ giúp pháp lý
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Luật sư trợ giúp pháp lý
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý dựa trên cơ sở nào? Luật sư có được từ chối trợ giúp pháp lý không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Luật sư trợ giúp pháp lý
Trần Thúy Nhàn
4,990 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào