Các biện pháp nào được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải?

Cho hỏi có các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải nào? Câu hỏi của anh Phương (Gia Lai)

Các biện pháp nào được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải?

Tại tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030 ban hành kèm theo Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải như sau:

Biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả
a) Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố
- Tổ chức quan sát, giám sát, tiếp nhận thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động kịp thời sự cố chất thải trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các cấp, các ngành và cộng đồng.
- Tăng cường chế độ ứng trực, chủ động nắm chắc tình hình, đánh giá, kết luận, xác định phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả.
- Đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật.
b) Thiết lập Sở chỉ huy ứng phó
- Sở chỉ huy cơ bản
+ Địa điểm: Số 8, đường Sân Golf, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
+ Thành phần, gồm: Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng; Công an; Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Giao thông vận tải; Ngoại giao; y tế; Khoa học và Công nghệ.
+ Nhiệm vụ: Chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục thảm họa sự cố chất thải kịp thời, hiệu quả.
- Sở chỉ huy tại hiện trường
+ Địa điểm: Nơi xảy ra sự cố.
+ Thành phần: Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đại diện các sở, ban, ngành do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả (Trường hợp cần thiết có sự tham gia, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Lãnh đạo thuộc các bộ, ngành liên quan).
+ Nhiệm vụ: Đánh giá, kết luận tình hình, xác định phương án ứng phó, khắc phục hậu quả; báo cáo kết quả về Sở chỉ huy cơ bản để cập nhật tình hình và kịp thời chỉ đạo.
c) Biện pháp ứng phó
- Tổ chức sơ tán tài sản, phương tiện và nhân dân: Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo lực lượng tại chỗ của tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh...) phối hợp với chính quyền địa phương và nhân dân nơi xảy ra sự cố nhanh chóng sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố, phong tỏa hiện trường, kịp thời thông tin, định hướng dư luận.
- Ngăn chặn nguồn chất thải ra môi trường, cụ thể:
+ Sự cố chất thải rắn thông thường (CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp...): Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ để hạn chế, không cho chất thải phát tán ra ngoài môi trường, kịp thời triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn, bể chứa,.., không cho đất, đá thải trôi ra môi trường.
+ Sự cố chất thải lỏng (bùn thải, nước thải): Dừng phát tán chất thải, kịp thời triển khai bịt lấp thân đập bị vỡ bằng các vật liệu tại chỗ (bao đất, bao cát hoặc vật liệu sẵn có tại hiện trường), sử dụng hệ thống bơm để hút toàn bộ nước thải thu về bể chứa, hồ chứa...
+ Sự cố chất thải khí (khí thải): Sử dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ tương ứng phù hợp như dung dịch kiềm, nước; hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, geolit...; xử lý khí thải bằng công nghệ UV để xử lý các loại khí độc (Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Amoniac) hoặc xử lý khí thải bằng công nghệ Plasma nhằm giảm nồng độ bụi trong không khí, loại bỏ khí độc hại...
- Đánh giá mức độ ô nhiễm và triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại (nếu có); làm sạch nguồn nước bằng chất Oxy hóa khử, như: Clo, Kali pemangnat, Clorat canxi, Bicromat kali, Dioxit clo, Hypoclorit canxi... hoặc sử dụng vi sinh để xử lý nước thải (phương pháp sinh học), sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất hữu cơ độc hại.
d) Khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường sau sự cố, thảm họa
- Tổ chức lực lượng, phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải đúng quy định.
- Phục hồi môi trường sau sự cố: Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường, tổng hợp báo cáo và đưa nhân dân trở lại sinh sống.

Như vậy, có 3 biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải là:

- Tổ chức sơ tán tài sản, phương tiện và nhân dân

- Ngăn chặn nguồn chất thải ra môi trường.

- Đánh giá mức độ ô nhiễm và triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại (nếu có); làm sạch nguồn nước bằng chất Oxy hóa khử, như: Clo, Kali pemangnat, Clorat canxi, Bicromat kali, Dioxit clo, Hypoclorit canxi... hoặc sử dụng vi sinh để xử lý nước thải (phương pháp sinh học), sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất hữu cơ độc hại.

Các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải?

Các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải? (Hình từ Internet)

Lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố chất thải gồm những cơ quan nào?

Theo tiểu mục 3 Mục III Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030 ban hành kèm theo Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2023 lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố chất thải như sau:

- Bộ Quốc phòng: Trung tâm ứng cứu sự cố hóa chất độc, phóng xạ hạt nhân khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam; Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc và miền Trung; Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn; các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, học viện, nhà trường.

- Bộ Công an: Các đơn vị: Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cảnh sát giao thông; Cảnh sát cơ động; Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Y tế; Cơ quan Cảnh sát Điều tra các cấp; Trung tâm huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.

- Bộ Công Thương: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Trung tâm Y tế môi trường lao động Công Thương; Trung tâm Dữ liệu và Hỗ trợ ứng phó sự cố hoá chất.

- Bộ Giao thông vận tải: Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng không Việt Nam.

- Bộ Y tế: Hệ thống các Bệnh viện, các cơ sở khám và điều trị bệnh; Trung tâm Y tế dự phòng; các Đội Y tế cơ động và Trung tâm Cấp cứu 115.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Y tế; hệ thống các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh; Công ty Môi trường và Đô thị.

Có bao nhiêu mức phân cấp ứng phó sự cố chất thải?

Tại tiểu mục 4 Mục III Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030 ban hành kèm theo Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về phân cấp ứng phó sự cố chất thải như sau:

Phân cấp ứng phó
a) Ứng phó sự cố chất thải cấp quốc gia: Do Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ và trực tiếp chỉ đạo, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả.
b) Ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo các Lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.
c) Ứng phó sự cố chất thải cấp huyện, cấp cơ sở: Do Ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ cơ sở trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.

Như vậy, việc ứng phó sự cố chất thải được phân thành 3 cấp là:

- Ứng phó sự cố chất thải cấp quốc gia

- Ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh;

- Ứng phó sự cố chất thải cấp huyện, cấp cơ sở.

Trân trọng!

Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố chất thải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố chất thải
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp nào được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố chất thải
1,500 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố chất thải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố chất thải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào