Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức áp dụng từ 10/04/2023?
- Để đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Việc thông báo tổ chức kiểm định và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện như thế nào?
- Việc tiến hành kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Để đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức cần đáp ứng những điều kiện nào?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức.
2. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Theo quy định nêu trên và quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, điều kiện để đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức gồm:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Để đăng ký dự tiến hành kiểm định chất lượng đầu vào công chức cần đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Việc thông báo tổ chức kiểm định và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện như thế nào?
Điều 7 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về việc thông báo tổ chức kiểm định và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Thông báo tổ chức kiểm định và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định
1. Căn cứ vào kế hoạch kiểm định hằng năm, Bộ Nội vụ thông báo công khai về các kỳ kiểm định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức chậm nhất 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm định.
2. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Điều kiện đăng ký dự kiểm định.
b) Thời hạn, địa chỉ và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định, số điện thoại của bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định, chi phí dự kiểm định và số tài khoản nộp chi phí dự kiểm định.
c) Hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm tổ chức kiểm định.
3. Trường hợp có thay đổi về thời gian và địa điểm tổ chức kiểm định, Bộ Nội vụ thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức trước 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm định.
4. Người đăng ký dự kiểm định điền Phiếu đăng ký dự kiểm định theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này và gửi qua trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
5. Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định là 30 ngày kể từ ngày thông báo công khai kế hoạch kiểm định.
Theo đó, việc thông báo tổ chức kiểm định và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện như sau:
- Bộ Nội vụ thông báo công khai về các kỳ kiểm định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức chậm nhất 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm định.
- Trường hợp có thay đổi về thời gian và địa điểm tổ chức kiểm định, Bộ Nội vụ thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức trước 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm định.
- Người đăng ký dự kiểm định điền Phiếu đăng ký dự kiểm định theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này và gửi qua trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
- Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định là 30 ngày kể từ ngày thông báo công khai kế hoạch kiểm định.
Việc tiến hành kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Khoản 2 Điều 2 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức là hoạt động đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
a) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
b) Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
c) Kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
d) Không hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định đối với mỗi thí sinh.
đ) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Theo quy định nói trên, việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện dựa trên các nguyên tắc như:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
- Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
- Kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
- Không hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định đối với mỗi thí sinh.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
*Lưu ý: Nghị định 06/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/04/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?