Chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã với người chưa thành niên và không có nơi cư trú ổn định được thực hiện thế nào?
- Chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã với người chưa thành niên và không có nơi cư trú ổn định được thực hiện thế nào?
- Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã được lập dựa trên những thông tin và tài liệu nào?
- Việc xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã được thực hiện như thế nào?
Chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã với người chưa thành niên và không có nơi cư trú ổn định được thực hiện thế nào?
Điểm a khoản 7 Điều 17 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã với người chưa thành niên và không có nơi cư trú ổn định như sau:
Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi thực hiện xong việc xác minh nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định là người chưa thành niên, người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này, mà không xác minh được nơi cư trú, thì người có thẩm quyền lập hồ sơ xử lý như sau:
a) Đối với đối tượng là người chưa thành niên, Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc chuyển đối tượng và bản sao hồ sơ đến cơ sở bảo trợ xã hội theo danh mục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; đồng thời, chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cơ sở bảo trợ xã hội đó đóng trụ sở, để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
...
Theo quy định nêu trên, việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã với người chưa thành niên và không có nơi cư trú ổn định được thực hiện như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi thực hiện xong việc xác minh nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã:
Bước 2: Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc chuyển đối tượng và bản sao hồ sơ đến cơ sở bảo trợ xã hội theo danh mục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
Đồng thời, chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cơ sở bảo trợ xã hội đó đóng trụ sở, để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã với người chưa thành niên và không có nơi cư trú ổn định được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã được lập dựa trên những thông tin và tài liệu nào?
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về các thông tin và tài liệu được sử dụng để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã như sau:
Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
a) Thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm;
b) Tài liệu về việc xác định độ tuổi;
c) Tài liệu về việc xác minh nơi cư trú;
d) Tài liệu về kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể hoặc kết quả xác định tình trạng nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
đ) Thông tin và tài liệu khác có liên quan (nếu có).
...
Theo đó, các thông tin và tài liệu được sử dụng để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã gồm:
- Thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm;
- Tài liệu về việc xác định độ tuổi;
- Tài liệu về việc xác minh nơi cư trú;
- Tài liệu về kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể hoặc kết quả xác định tình trạng nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP;
- Thông tin và tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Việc xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã được thực hiện như thế nào?
Điều 16 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về việc xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã như sau:
Xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Việc xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được thể hiện bằng văn bản.
Theo đó, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định.
Việc xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phải được thể hiện bằng văn bản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?