Việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã với đối tượng không cư trú tại nơi thực hiện hành vi vi phạm được thực hiện thế nào?
Việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã với đối tượng không cư trú tại nơi thực hiện hành vi vi phạm được thực hiện thế nào?
Khoản 6 Điều Điều 17 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã với đối tượng không cư trú tại nơi thực hiện hành vi vi phạm như sau:
Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không cư trú tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, thì người có thẩm quyền lập hồ sơ xử lý như sau:
a) Trưởng Công an cấp xã đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Theo đó, việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã:
- Trưởng Công an cấp xã đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP:
Chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP:
Chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã với đối tượng không cư trú tại nơi thực hiện hành vi vi phạm được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã có những thành phần nào?
Điều 19 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã như sau:
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Văn bản đề nghị lập hồ sơ đề nghị.
2. Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm.
3. Văn bản, tài liệu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 15 Nghị định này.
4. Bệnh án (nếu có).
5. Bản tường trình của người vi phạm.
Trường hợp người vi phạm không biết chữ hoặc không thể viết bản tường trình thì có thể nhờ người khác viết hộ, người vi phạm phải điểm chỉ vào từng trang của bản tường trình;
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Theo đó, hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã gồm:
- Văn bản đề nghị lập hồ sơ đề nghị.
- Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm.
- Văn bản, tài liệu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 15 Nghị định 120/2021/NĐ-CP.
- Bệnh án (nếu có).
- Bản tường trình của người vi phạm.
Trường hợp người vi phạm không biết chữ hoặc không thể viết bản tường trình thì có thể nhờ người khác viết hộ, người vi phạm phải điểm chỉ vào từng trang của bản tường trình;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã được xử lý như thế nào?
Điều 20 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã như sau:
Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 17 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao hồ sơ cho Trưởng Công an cùng cấp kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Thời hạn kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Theo đó, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao hồ sơ cho Trưởng Công an cùng cấp kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu theo quy định.
Thời hạn kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?
- TP Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? TP Hải Phòng giáp với tỉnh nào?
- Người hành nghề chứng khoán bị thu hồi chứng chỉ hành nghề do làm việc cùng lúc 02 công ty chứng khoán thì có được cấp lại chứng chỉ không?
- Hợp đồng mua buôn điện mẫu áp dụng từ ngày 30/12/2024?