Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã?
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã?
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã như sau:
Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
1. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người vi phạm cư trú;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đặt trụ sở;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối, không có nơi cư trú ổn định.
2. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình quy định tại khoản 2 Điều 140 của Luật Xử lý vi phạm hành chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú.
...
Theo quy định nêu trên, thẩm quyền áp dụng dụng biện pháp giáo dục tại xã thuộc về:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nơi người vi phạm cư trú;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đặt trụ sở;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối, không có nơi cư trú ổn định.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã? (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện biện pháp giáo dục tại xã đến từ đâu?
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện biện pháp giáo dục tại xã như sau:
Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động trong quá trình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
a) Chi phí xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Chi phí xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện;
c) Chi phí tổ chức cuộc họp tư vấn;
d) Chi phí cho việc chuyển giao đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội;
đ) Chi phí cho việc tổ chức quản lý đối với trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định;
e) Chi phí cho việc tổ chức giáo dục, quản lý người chưa thành niên tại các cơ sở bảo trợ xã hội;
g) Chi phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được giáo dục;
h) Chi phí cho công tác quản lý việc thi hành pháp luật về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
i) Các chi phí cần thiết khác.
...
Theo quy định nêu trên, kinh phí cho các hoạt động trong quá trình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã đến từ sự hỗ trợ của nhà nước, bao gồm:
- Chi phí xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Chi phí xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện;
- Chi phí tổ chức cuộc họp tư vấn;
- Chi phí cho việc chuyển giao đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội;
- Chi phí cho việc tổ chức quản lý đối với trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định;
- Chi phí cho việc tổ chức giáo dục, quản lý người chưa thành niên tại các cơ sở bảo trợ xã hội;
- Chi phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được giáo dục;
- Chi phí cho công tác quản lý việc thi hành pháp luật về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Các chi phí cần thiết khác.
Mức kinh phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã là bao nhiêu?
Khoản 3 Điều 12 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về mức kinh phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã như sau:
Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
2. Kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này do ngân sách địa phương bảo đảm và các nguồn kinh phí khác (nếu có).
3. Mức kinh phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được giáo dục tối thiểu là 360.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức kinh phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã tối thiểu là 360.000 đồng/tháng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?