Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hay không?
- Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hay không?
- Các hoạt động nào trong quá trình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được nhà nước hỗ trợ kinh phí?
- Thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm những gì?
Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hay không?
Tại Điều 7 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
1. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người vi phạm cư trú;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đặt trụ sở;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối, không có nơi cư trú ổn định.
2. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình quy định tại khoản 2 Điều 140 của Luật Xử lý vi phạm hành chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú.
3. Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình như Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hay không? (Hình từ Internet)
Các hoạt động nào trong quá trình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được nhà nước hỗ trợ kinh phí?
Tại Điều 12 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động trong quá trình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
a) Chi phí xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Chi phí xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện;
c) Chi phí tổ chức cuộc họp tư vấn;
d) Chi phí cho việc chuyển giao đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội;
đ) Chi phí cho việc tổ chức quản lý đối với trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định;
e) Chi phí cho việc tổ chức giáo dục, quản lý người chưa thành niên tại các cơ sở bảo trợ xã hội;
g) Chi phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được giáo dục;
h) Chi phí cho công tác quản lý việc thi hành pháp luật về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
i) Các chi phí cần thiết khác.
2. Kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này do ngân sách địa phương bảo đảm và các nguồn kinh phí khác (nếu có).
3. Mức kinh phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được giáo dục tối thiểu là 360.000 đồng/tháng.
Như vậy, các hoạt động trong quá trình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được nhà nước hỗ trợ kinh phí bao gồm:
- Chi phí xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Chi phí xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện;
- Chi phí tổ chức cuộc họp tư vấn;
- Chi phí cho việc chuyển giao đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội;
- Chi phí cho việc tổ chức quản lý đối với trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định;
- Chi phí cho việc tổ chức giáo dục, quản lý người chưa thành niên tại các cơ sở bảo trợ xã hội;
- Chi phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được giáo dục;
- Chi phí cho công tác quản lý việc thi hành pháp luật về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Các chi phí cần thiết khác.
Thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm những gì?
Tại Điều 15 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
a) Thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm;
b) Tài liệu về việc xác định độ tuổi;
c) Tài liệu về việc xác minh nơi cư trú;
d) Tài liệu về kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể hoặc kết quả xác định tình trạng nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
đ) Thông tin và tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Đối với người chưa thành niên, ngoài các thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm:
a) Thu thập thêm thông tin về hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè và hoàn cảnh dẫn đến vi phạm;
b) Lấy ý kiến nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập, làm việc (nếu có);
c) Lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, trừ trường hợp người chưa thành niên được chuyển đến cơ sở bảo trợ xã hội.
Như vậy, thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
- Thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm;
- Tài liệu về việc xác định độ tuổi;
- Tài liệu về việc xác minh nơi cư trú;
- Tài liệu về kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể hoặc kết quả xác định tình trạng nghiện;
- Thông tin và tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?