Người được tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc có phải trình diện cơ quan địa phương không?
- Người được tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc có phải trình diện cơ quan địa phương không?
- Hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc có được gia hạn tạm đình chỉ tiếp không?
- Trường hợp người được tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc chết thì giải quyết như thế nào?
Người được tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc có phải trình diện cơ quan địa phương không?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi nhận được quyết định hoãn thì Trưởng Công an cấp huyện tổ chức thi hành. Khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải tổ chức thi hành.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải đến trình diện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp không thể tự đến trình diện được thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có trách nhiệm đến trình báo.
Như vậy, người được tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc khi về địa phương thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định phải đến trình diện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
Trường hợp không thể tự đến trình diện được thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có trách nhiệm đến trình báo.
Người được tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc có phải trình diện cơ quan địa phương không? (Hình từ Internet)
Hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc có được gia hạn tạm đình chỉ tiếp không?
Theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
3. Khi hết thời hạn được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải thực hiện theo quy định sau:
a) Khi hết thời hạn hoãn, người được hoãn phải tự giác đến Công an cấp huyện để đưa đi chấp hành quyết định;
b) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ, trại viên, học sinh phải tự giác đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để tiếp tục chấp hành quyết định;
c) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà không tự giác đến Công an cấp huyện, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc tổ chức áp giải. Việc áp giải thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà sức khỏe chưa được phục hồi hoặc gia đình vẫn còn hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thì người được hoãn, trại viên, học sinh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có đơn đề nghị gia hạn hoãn, tạm đình chỉ kèm theo Văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gửi Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định để gia hạn hoãn chấp hành quyết định; đối với trường hợp tạm đình chỉ thì gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ xem xét, quyết định gia hạn tạm đình chỉ.
...
Theo đó, hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà người được tạm đình chỉ sức khỏe chưa được phục hồi hoặc gia đình vẫn còn hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thì đề nghị gia hạn hoãn, tạm đình chỉ.
Kèm theo đó là Văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gửi Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ xem xét, quyết định gia hạn tạm đình chỉ.
Trường hợp người được tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc chết thì giải quyết như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về hướng giải quyết đối với trường hợp người được tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc chết như sau:
- Trường hợp người được hoãn chết thì gia đình của người đó phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hoãn và cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị;
- Trường hợp học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì gia đình của học sinh, trại viên phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh, trại viên về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ, cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?