Việc điều động công chức cấp huyện được thực hiện khi nào? Ai là người có thẩm quyền điều động công chức cấp huyện?
Việc điều động công chức cấp huyện được thực hiện khi nào?
Khoản 1 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp điều động công chức như sau:
Điều động công chức
1. Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
...
Theo quy định nêu trên, việc điều động công chức cấp huyện được thực hiện khi:
- Điều động theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
- Điều động theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Điều động do chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Ai là người có thẩm quyền điều động công chức cấp huyện?
Khoản 2 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền điều động công chức cấp huyện như sau:
Điều động công chức
1. Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Thẩm quyền điều động công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định nêu trên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở cấp huyện là người có thẩm quyền quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Trình tự điều động công chức cấp huyện như thế nào?
Khoản 3 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về trình tự điều động công chức cấp huyện như sau:
Điều động công chức
...
2. Thẩm quyền điều động công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, thủ tục điều động công chức:
a) Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;
b) Lập danh sách công chức cần điều động;
c) Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;
d) Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định này.
...
Theo đó, trình tự điều động công chức được thực hiện như sau:
Bước 1: Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức cấp huyện, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;
Bước 2: Lập danh sách công chức cần điều động;
Bước 3: Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;
Bước 4: Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định này.
Việc điều động công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 3 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 3 Điều 46 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về trình tự điều động công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo như sau:
Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan cấp trên, nơi có công chức cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo được điều động tiến hành một số công việc sau:
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân sự về dự kiến điều động, bổ nhiệm.
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch.
- Gặp nhân sự được dự kiến điều động, bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự.
- Ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng 2 lên hạng 1 Từ 15/01/2025?
- Mẫu Tờ khai thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN mới nhất 2024?
- Mẫu thông báo về việc trừ điểm Giấy phép lái xe áp dụng từ 1/1/2025?
- Điều kiện để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất đối với tổ chức khi Nhà nước cho thuê đất?
- Biểu mẫu báo cáo định kỳ của tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu riêng lẻ mới nhất?