Học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là ai?
Tại Điều 23 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:
Học viên
Học viên Trung tâm là người đang theo học ít nhất một chương trình giáo dục, đào tạo của Trung tâm.
Ngoài ra, tại Điều 26 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:
Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học viên
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học viên phải có văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống trong môi trường giáo dục.
2. Trang phục của học viên phải gọn gàng, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở Trung tâm.
Như vậy, học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là người đang theo học ít nhất một chương trình giáo dục, đào tạo của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải có hành vi, ngôn ngữ ứng xử phù hợp trang phục phải gọn gàng, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt.
Học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ gì?
Tại Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:
Nhiệm vụ của học viên
1. Kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Trung tâm; thực hiện nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này.
2. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về học tập, lao động thực hành theo quy định của Trung tâm.
3. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của Trung tâm.
4. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của Trung tâm.
5. Đóng học phí đầy đủ và đúng hạn (đối với học viên thuộc diện phải đóng học phí).
Như vậy, học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ như sau:
- Kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Trung tâm;
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về học tập, lao động thực hành theo quy định của Trung tâm.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản của Trung tâm.
- Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của Trung tâm.
- Đóng học phí đầy đủ và đúng hạn.
Học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có những quyền gì?
Tại Điều 25 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về quyền của học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:
Quyền của học viên
Học viên có những quyền sau đây:
1. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập của mình.
2. Được chọn chương trình học, hình thức học, địa điểm học phù hợp vợi khả năng, điều kiện của bản thân và của Trung tâm; được tạo điều kiện chuyển đổi chương trình, hình thức và địa điểm học nếu có nguyện vọng và được nơi chuyển đến tiếp nhận.
3. Tham gia hoạt động của Trung tâm theo quy định.
4. Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, góp ý về nội dung, phương pháp giảng dạy và các hoạt động khác của Trung tâm.
5. Được hưởng một phần thành quả lao động sản xuất, thực hành kỹ thuật, các hoạt động khác mà mình tham gia; được xét cấp học bổng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật.
6. Học viên học hết các chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này thì được cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận.
Như vậy, học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có những quyền sau:
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập của mình.
- Được chọn chương trình học, hình thức học, địa điểm học phù hợp vợi khả năng, điều kiện của bản thân và của Trung tâm;
- Tham gia hoạt động của Trung tâm theo quy định.
- Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, góp ý về nội dung, phương pháp giảng dạy và các hoạt động khác của Trung tâm.
- Được hưởng một phần thành quả lao động sản xuất, thực hành kỹ thuật, các hoạt động khác mà mình tham gia; được xét cấp học bổng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật.
- Được cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận.
Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/02/2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?