Cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên gồm những vị trí nào?
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên gồm những vị trí nào?
Tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về Cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm: giám đốc, các phó giám đốc; các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; lớp học; tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo (nếu có); hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật; hội đồng khoa học, hội đồng tư vấn (khi cần thiết).
Như vậy, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có cơ cấu tổ chức bao gồm:
- Giám đốc, các phó giám đốc;
- Các tổ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Lớp học;
- Tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo (nếu có);
- Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật;
- Hội đồng khoa học, hội đồng tư vấn (khi cần thiết).
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:
Giám đốc Trung tâm
....
2. Tiêu chuẩn Giám đốc Trung tâm
a) Có đủ sức khỏe, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;
b) Cỏ bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục ít nhất 5 năm;
d) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp (đối với trung tâm được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
Như vậy, để trở thành Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cần đáp ứng các điều kiện sau :
- Có đủ sức khỏe, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;
- Cỏ bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Có kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục ít nhất 5 năm;
- Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp
Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là gì?
Theo khoản 4 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xây dựng, phê duyệt chiến lược và kế hoạch phát triển Trung tâm;
- Xây dựng quy định về: số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên theo quy định của pháp luật;
- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của Trung tâm; bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh trưởng, phó các tổ chức của Trung tâm;
- Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; quyết định trả lương theo vị trí việc làm gắn với hiệu quả, chất lượng công việc, phù hợp với các mức độ tự chủ; tuyển dụng nhân viên theo nhu cầu của Trung tâm; quản lý, sử dụng viên chức và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật. Hằng năm, tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên;
- Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trong Trung tâm;
- Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người học trong Trung tâm theo quy định của pháp luật;
- Ký hợp đồng liên kết với cơ sở giáo dục khác; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động giáo dục hoặc các tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Cấp học bạ, chứng chỉ, chứng nhận cho người học đạt yêu cầu theo quy định;
- Quyết định việc khen thưởng, kỹ luật đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người học trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý;
- Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động giáo dục, đào tạo của Trung tâm theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
- Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn với cơ quan quản lý trực tiếp;
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ này 22/02/2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?