Vị trí pháp lý của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như thế nào?
Vị trí pháp lý của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như thế nào?
Tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về Vị trí pháp lí và quản lý nhà nước đối với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:
Vị trí pháp lí và quản lý nhà nước đối với Trung tâm
1. Trung tâm là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và là đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi Trung tâm đạt trụ sở chính.
3. Trung tâm thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.
Như vậy, về vị trí pháp lý, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và là đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Vị trí pháp lý của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như thế nào? (Hình từ Internet)
Có những hội đồng nào trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
Tại Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về các hội đồng trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:
Các hội đồng trong Trung tâm
1. Hội đồng thi đua và khen thưởng
Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp giám đốc Trung tâm tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên trong Trung tâm. Hội đồng thi đua khen thưởng do giám đốc Trung tâm thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng gồm: bí thư, cấp ủy, phó giám đốc, một số tổ trưởng và các giáo viên chủ nhiệm lớp.
2. Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật học viên được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với học viên theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật học viên do giám đốc Trung tâm quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: bí thư, cấp ủy, phó giám đốc, một số tổ trưởng, các giáo viên chủ nhiệm lớp có học viên vi phạm, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diện cha mẹ học viên của Trung tâm (đối với học viên trong độ tuổi học phổ thông).
b) Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên và nhân viên được thành lập để xét và đề nghị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên và nhân viên được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Hội đồng tư vấn
Hội đồng tư vấn do giám đốc thành lập theo yêu cầu cụ thể của công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của hội đồng tư vấn do giám đốc Trung tâm quy định. Các thành viên của Hội đồng làm theo vụ việc và không hưởng lương.
Như vậy, trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có 3 hội đồng, gồm: Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn.
Tổ chuyên môn, nghiệp vụ trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ gì?
Tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về tổ chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
Tổ chuyên môn, nghiệp vụ
1. Tổ chuyên môn, nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu và giúp giám đốc Trung tâm trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu của Trung tâm như: Giáo vụ, đào tạo, hành chính, quản trị; tổ chức cán bộ; tổng hợp, đối ngoại; quản lý các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý học viên, người học; quản lý tài chính, tài sản, quản lý thiết bị theo chức năng, nhiệm vụ được giám đốc Trung tâm giao.
Giám đốc quyết định thành lập tổ chuyên môn, nghiệp vụ theo cơ cấu tổ chức của Trung tâm đã được phê duyệt trong đề án vị trí việc làm của Trung tâm.
2. Tổ chuyên môn, nghiệp vụ có tổ trưởng và các phó tổ trưởng. Tổ trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
3. Phó tổ trưởng là người giúp tổ trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của tổ theo nhiệm vụ được giao, số lượng phó tổ trưởng tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy mô đào tạo của Trung tâm, được quy định trong đề án vị trí việc làm của Trung tâm. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng, phó tổ trưởng của Trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chuyên môn, nghiệp vụ trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ sau:
- Tham mưu và giúp giám đốc Trung tâm trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu của Trung tâm như: Giáo vụ, đào tạo, hành chính, quản trị;
- Tổ chức cán bộ; tổng hợp, đối ngoại; quản lý các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý học viên, người học;
- Quản lý tài chính, tài sản, quản lý thiết bị theo chức năng, nhiệm vụ được giám đốc Trung tâm giao.
Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 22/02/2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?