Khi nào thương nhân tổ chức hội chợ thương mại phải chấm dứt hoạt động hội chợ thương mại?
Khi nào thương nhân tổ chức hội chợ thương mại phải chấm dứt hoạt động hội chợ thương mại?
Điều 31 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt hoạt động hội chợ thương mại như sau:
Chấm dứt hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại
1. Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại có nghĩa vụ chấm dứt việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hội chợ, triển lãm thương mại nếu bị cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Việc yêu cầu thương nhân chấm dứt hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý nhà nước phát hiện thương nhân có hành vi vi phạm các quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 131, Khoản 3 Điều 133, Điều 134, Điều 135, Điều 136, Điều 137 Luật Thương mại.
2. Việc chấm dứt thực hiện hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại phải được thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại công bố công khai và phải đảm bảo quyền lợi của các thương nhân đã tham gia hội chợ, triển lãm thương mại đó.
Theo quy định nêu trên, thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại có nghĩa vụ chấm dứt việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hội chợ, triển lãm thương mại khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
Việc chấm dứt thực hiện hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại phải được thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại công bố công khai và phải đảm bảo quyền lợi của các thương nhân đã tham gia hội chợ, triển lãm thương mại đó.
Khi nào cơ thương nhân tổ chức hội chợ thương mại phải chấm dứt hoạt động hội chợ thương mại? (Hình từ Internet)
Thương nhân không công bố công khai theo quy định khi phải chấm dứt hoạt động hội chợ thương mại thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Điểm c khoản 2 Điều 35 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 25 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền với thương nhân không công bố công khai theo quy định khi phải chấm dứt hoạt động hội chợ thương mại như sau:
Hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm thương mại
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại;
b) Thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định hoặc chưa được sự xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký;
c) Không công bố công khai và đảm bảo quyền lợi của các thương nhân đã tham gia hội chợ, triển lãm thương mại khi phải chấm dứt hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trưng bày hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại hội chợ, triển lãm thương mại nhưng không niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không nêu rõ trong nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
..
Điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Theo đó, thương nhân không công bố công khai theo quy định khi phải chấm dứt hoạt động hội chợ thương mại thì bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000. Mức phạt này áp dụng đối với tổ chức vi phạm.
Thương nhân tham gia trưng bày tại hội chợ thương mại có nghĩa vụ gì?
Khoản 2 Điều 28 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của thương nhân tham gia hội chợ thương mại như sau:
Nghĩa vụ của thương nhân tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
...
2. Nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (tham gia trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại)
a) Chịu trách nhiệm hoàn toàn về hàng hóa, dịch vụ được trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về hàng hóa trưng bày cho đơn vị tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 138, Điều 139 Luật thương mại.
Theo đó, thương nhân tham gia hội chợ thương mại có nghĩa vụ:
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về hàng hóa, dịch vụ được trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại;
- Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về hàng hóa trưng bày cho đơn vị tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 138, Điều 139 Luật Thương mại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?