Hội chợ thương mại ở nước ngoài không cho phép những hàng hóa, dịch vụ nào tham gia?
Hội chợ thương mại ở nước ngoài không cho phép những loại hàng hóa dịch vụ nào tham gia?
Khoản 1 và khoản 2 Điều 135 Luật Thương mại 2005 quy định về hàng hóa dịch tham gia hội chợ thương mại ở nước ngoài như sau:
Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
1. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là một năm kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nói trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Việc tạm xuất, tái nhập hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định nêu trên, những loại hàng hóa dịch vụ không được tham gia hội chợ thương mại ở nước ngoài là những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Những loại hàng hóa dịch vụ nào không được phép tham gia hội chợ thương mại ở nước ngoài? (Hình từ Internet)
Hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ thương mại Việt Nam được ghi nhãn như thế nào?
Điều 23 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về việc ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam như sau:
Ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam.
1. Hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
2. Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
Theo đó, hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
Hàng hóa tham gia hội chợ thương mại được cấp giải thưởng hoặc danh hiệu của theo nguyên tắc nào?
Khoản 2 Điều 26 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc cấp giải thưởng hoặc danh hiệu đối với hàng hóa tham gia triển lãm thương mại như sau:
Cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
...
2. Việc tổ chức cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan và các nguyên tắc sau:
a) Chỉ được tổ chức cấp giải thưởng cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân có đăng ký tham gia việc cấp giải thưởng trong hội chợ, triển lãm thương mại;
b) Không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp;
c) Đảm bảo công khai, khách quan, công bằng trên cơ sở tự nguyện của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ;
d) Tên giải thưởng, danh hiệu phải bao gồm tên hội chợ, triển lãm thương mại mà thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia và không trái pháp luật, trái với đạo đức, phong tục, tập quán, thuần phong, mỹ tục của Việt Nam;
đ) Không huy động kinh phí dưới mọi hình thức đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cấp giải thưởng;
e) Không lợi dụng việc cấp giải thưởng và các giải thưởng để có hành vi vi phạm pháp luật;
g) Không ép buộc thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cấp giải thưởng.
Theo đó, việc cấp giải thưởng hoặc danh hiệu đối với hàng hóa tham gia triển lãm thương mại được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Chỉ được tổ chức cấp giải thưởng cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân có đăng ký tham gia việc cấp giải thưởng trong hội chợ, triển lãm thương mại;
- Không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp;
- Đảm bảo công khai, khách quan, công bằng trên cơ sở tự nguyện của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ;
- Tên giải thưởng, danh hiệu phải bao gồm tên hội chợ, triển lãm thương mại mà thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia và không trái pháp luật, trái với đạo đức, phong tục, tập quán, thuần phong, mỹ tục của Việt Nam;
- Không huy động kinh phí dưới mọi hình thức đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cấp giải thưởng;
- Không lợi dụng việc cấp giải thưởng và các giải thưởng để có hành vi vi phạm pháp luật;
- Không ép buộc thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cấp giải thưởng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?