Phải đăng ký sửa đổi nội dung tổ chức triển lãm thương mại trong trường hợp nào?
Phải đăng ký sửa đổi nội dung tổ chức triển lãm thương mại trong trường hợp nào?
Tại Điều 30 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có quy định về đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại như sau:
Đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
1. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại. Hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung thực hiện theo Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thương nhân được lựa chọn một trong các cách thức đăng ký sửa đổi, bổ sung sau:
a) Nộp 01 hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Nộp 01 hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp không xác nhận thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do.
4. Việc sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của các thương nhân, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, thương nhân tổ chức triển lãm thương mại phải đăng ký sửa đổi nội dung tổ chức triển lãm thương mại nếu có sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức triển lãm thương mại đã đăng ký.
Phải đăng ký sửa đổi nội dung tổ chức triển lãm thương mại trong trường hợp nào? (Hình từ Interet)
Có được tặng hàng hóa của Việt Nam khi tham gia triển lãm thương mại ở nước ngoài hay không?
Tại Điều 137 Luật Thương mại 2005 có quy định về bán, tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài như sau:
Bán, tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
1. Hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài được phép bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Việc bán, tặng hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu nhưng đã được tạm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
3. Hàng hóa thuộc diện xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được bán, tặng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
4. Hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài được bán, tặng, cung ứng ở nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hàng hóa của Việt Nam khi tham gia triển lãm thương mại ở nước ngoài được phép tặng trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu và hàng hóa thuộc diện xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là gì?
Tại Điều 140 Luật Thương mại 2005 có quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
1. Niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại.
2. Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.
3. Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và các phương tiện cần thiết khác theo thoả thuận trong hợp đồng.
4. Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
5. Thực hiện việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo thoả thuận trong hợp đồng.
Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại có những quyền và nghĩa vụ như sau:
- Niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại.
- Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và các phương tiện cần thiết khác theo thoả thuận trong hợp đồng.
- Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
- Thực hiện việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo thoả thuận trong hợp đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Việt Nam đã có văn bản công nhận Dương lịch là lịch chính thức hay chưa?
- Danh mục loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
- Từ ngày 01/01/2025, giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính như thế nào?