Để trở thành viên chức đăng kiểm hạng I cần đáp ứng những điều kiện gì về trình độ đào tạo?
- Để trở thành viên chức đăng kiểm hạng I cần đáp ứng những điều kiện gì về trình độ đào tạo?
- Viên chức chuyên ngành đăng kiểm ở chức danh nghề nghiệp viên chức đăng kiểm hạng I cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn?
- Viên chức chuyên ngành đăng kiểm ở chức danh viên chức đăng kiểm hạng I có những nhiệm vụ gì?
Để trở thành viên chức đăng kiểm hạng I cần đáp ứng những điều kiện gì về trình độ đào tạo?
Khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh viên chức đăng kiểm hạng I như sau:
Viên chức đăng kiểm hạng I - Mã số: V.12.31.01
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm.
...
Theo quy định nêu trên, viên chức đăng kiểm hạng I phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm.
Để trở thành viên chức chuyên ngành đăng kiểm ở chức danh viên chức đăng kiểm hạng I cần đáp ứng những điều kiện gì về trình độ đào tạo? (Hình từ Internet)
Viên chức chuyên ngành đăng kiểm ở chức danh nghề nghiệp viên chức đăng kiểm hạng I cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT, viên chức đăng kiểm hạng I cần đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn như:
- Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực đăng kiểm;
- Nắm vững các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế về lĩnh vực đăng kiểm; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đăng kiểm; có khả năng ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi công việc đảm nhiệm;
- Có năng lực nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, chương trình hành động; năng lực tham mưu hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách gắn với chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm;
- Có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; có năng lực phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn đặt ra, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật chuyên ngành đăng kiểm;
- Có kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, xây dựng và triển khai dự án, đề án, chương trình liên quan đến hoạt động đăng kiểm;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Viên chức chuyên ngành đăng kiểm ở chức danh viên chức đăng kiểm hạng I có những nhiệm vụ gì?
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của chức danh viên chức đăng kiểm hạng I như sau:
Viên chức đăng kiểm hạng I - Mã số: V.12.31.01
1. Nhiệm vụ
a) Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực đăng kiểm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý đăng kiểm;
c) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm;
d) Chủ trì tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác đăng kiểm;
đ) Chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động đăng kiểm;
e) Chủ trì tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực đăng kiểm; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành đăng kiểm;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
Theo đó, viên chức đăng kiểm hạng I có nhiệm vụ:
- Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực đăng kiểm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý đăng kiểm;
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm;
- Chủ trì tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác đăng kiểm;
- Chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động đăng kiểm;
- Chủ trì tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực đăng kiểm; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành đăng kiểm;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
*Lưu ý: Thông tư 45/2022/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?
- Đề ôn thi học kì 1 Toán 12 chương trình mới có đáp án trắc nghiệm cập nhật năm 2024-2025?
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?