Khám bệnh chữa bệnh nhân đạo theo đợt cần đáp ứng điều kiện nào?
Việc khám bệnh chữa bệnh nhân đạo theo đợt cần đáp ứng điều kiện nào?
Tại Điều 88 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định các điều kiện để tổ chức khám bệnh chữa bệnh nhân đạo theo đợt như sau:
Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có quyền đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận tại Việt Nam.
2. Điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt quy định như sau:
a) Được thực hiện bởi người hành nghề hoặc người quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này;
b) Được thực hiện bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tổ chức được phép hoạt động tại Việt Nam;
c) Có nguồn tài chính cho việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và miễn phí toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
d) Được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.
3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận quy định như sau:
a) Đáp ứng các yêu cầu để cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật này;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải có nguồn tài chính cho việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và miễn phí toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận phải cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn; phần thu nhập hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia được sử dụng để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Việc cam kết phải được ghi nhận trong quyết định về thành lập hoặc chuyển đổi loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, điều kiện để tổ chức khám bệnh chữa bệnh nhân đạo theo đợt bao gồm:
- Được thực hiện bởi người hành nghề hoặc người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề;
- Được thực hiện bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tổ chức được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Có nguồn tài chính cho việc tổ chức khám bệnh chữa bệnh nhân đạo và miễn phí toàn bộ chi phí khám bệnh chữa bệnh cho người được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
- Được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Khám bệnh chữa bệnh nhân đạo theo đợt cần đáp ứng điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh nhân đạo sẽ có những ưu đãi nào?
Tại Điều 89 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định những ưu đãi dành cho cơ sở khám bệnh chữa bệnh nhân đạo như sau:
Ưu đãi đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận khi thành lập được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật, trong đó phần thu nhập không chia của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận không phải nộp thuế.
Theo đó, cơ sở khám bệnh chữa bệnh nhân đạo sẽ có những ưu đãi như: phần thu nhập không chia của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận không phải nộp thuế....
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh chữa bệnh thì cần đáp ứng điều kiện nào?
Tại Điều 93 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về điều kiện để được áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh chữa bệnh như sau:
Điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh mà phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với kỹ thuật mới, phương pháp mới được đề nghị áp dụng;
b) Có cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân lực và điều kiện khác đáp ứng yêu cầu thực hiện kỹ thuật mới, phương pháp mới.
2. Việc áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới được thực hiện như sau:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập đề án đề nghị cho phép áp dụng thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới;
b) Bộ Y tế thẩm định hoặc phân cấp thẩm định cho phép áp dụng thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới;
c) Sau khi hoàn thành giai đoạn thí điểm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp kết quả thí điểm và đề nghị Bộ Y tế tổ chức nghiệm thu;
d) Trường hợp kết quả nghiệm thu đạt yêu cầu, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành văn bản cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, cơ sở khám bệnh chữa bệnh áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh chữa bệnh cần đáp ứng điều kiện:
- Có giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh mà phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với kỹ thuật mới, phương pháp mới.
- Có cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân lực và điều kiện khác đáp ứng yêu cầu thực hiện kỹ thuật mới, phương pháp mới.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?