Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được thành lập theo trình tự nào?
- Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được thành lập theo trình tự nào?
- Đề án thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có những nội dung gì?
- Kiện toàn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính trong nhiệm kỳ được thực hiện khi nào?
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được thành lập theo trình tự nào?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư 11/2023/TT-BTC, trình tự thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được thực hiện như sau:
- Bước 1: Đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý (qua cơ quan thẩm định) chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý và xin ý kiến nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý.
+ Nộp hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý
- Bước 2: Cơ quan thẩm định:
+ Thẩm định các nội dung về sự cần thiết, số lượng, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và các nội dung khác có liên quan.
+ Báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý và dự kiến nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý.
- Bước 3: Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập đề xuất nhân sự cụ thể của Hội đồng quản lý báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý ban hành Quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được thành lập theo trình tự nào? (Hình từ Internet)
Đề án thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có những nội dung gì?
Điều 12 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định về nội dung đề án thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:
Nội dung Đề án thành lập Hội đồng quản lý
Nội dung Đề án, bao gồm:
1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý.
2. Dự kiến phương án số lượng, cơ cấu, thành phần nhân sự của Hội đồng quản lý.
3. Nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng quản lý.
4. Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập Hội đồng quản lý.
5. Các nội dung khác (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sự nghiệp.
Theo đó, đề án thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có các nội dung:
- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý.
- Dự kiến phương án số lượng, cơ cấu, thành phần nhân sự của Hội đồng quản lý.
- Nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng quản lý.
- Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập Hội đồng quản lý.
- Các nội dung khác (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sự nghiệp.
Kiện toàn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính trong nhiệm kỳ được thực hiện khi nào?
Điều 13 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định về kiện toàn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính trong nhiệm kỳ như sau:
Kiện toàn Hội đồng quản lý
...
2. Kiện toàn thành viên Hội đồng quản lý trong nhiệm kỳ
Trường hợp Hội đồng quản lý bị khuyết thành viên (miễn nhiệm, nghỉ hưu, mất, chuyển sang công tác khác không còn phù hợp với cơ cấu của Hội đồng quản lý), Chủ tịch Hội đồng quản lý triệu tập hợp Hội đồng quản lý, căn cứ vào thành phần của các thành viên bị khuyết để lựa chọn thành viên thay thế báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý bị khuyết (bãi nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu, mất, chuyển sang công tác khác không còn phù hợp với cơ cấu của Hội đồng quản lý), Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có) hoặc Thư ký Hội đồng quản lý báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý theo quy định.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý bị khuyết, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý theo quy định.
Thời hạn để tổ chức thay thế thành viên Hội đồng quản lý là 60 ngày kể từ ngày có thành viên bị khuyết.
Theo đó, việc kiện toàn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được tiến hành khi:
- Hội đồng quản lý bị khuyết thành viên;
- Chủ tịch Hội đồng quản lý bị khuyết;
- Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý bị khuyết.
*Lưu ý: Thông tư 11/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?