Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính do ai bổ nhiệm?
- Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có những nhiệm vụ gì?
- Để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính?
Khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định về thẩm quyền lựa chọn, bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:
Cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
...
2. Số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Chủ tịch Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn, bổ nhiệm từ đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
Theo quy định nêu trên, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn, bổ nhiệm.
Chủ tịch Hội đồng quản lý được bổ nhiệm từ đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính? (Hình từ Internet))
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có những nhiệm vụ gì?
Điều 6 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý theo quy định tại Thông tư này.
2. Quyết định, chỉ đạo thực hiện chương trình nghị sự, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý.
3. Triệu tập các cuộc họp của Hội đồng quản lý; chủ trì các cuộc họp và tổ chức bỏ phiếu tại các cuộc họp.
4. Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý theo quy định.
5. Đảm bảo các thành viên Hội đồng quản lý nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Hội đồng quản lý phải xem xét.
6. Phân công nhiệm vụ và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng quản lý.
7. Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.
8. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý theo quy định tại Thông tư này.
- Quyết định, chỉ đạo thực hiện chương trình nghị sự, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý.
- Triệu tập các cuộc họp của Hội đồng quản lý; chủ trì các cuộc họp và tổ chức bỏ phiếu tại các cuộc họp.
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý theo quy định.
- Đảm bảo các thành viên Hội đồng quản lý nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Hội đồng quản lý phải xem xét.
- Phân công nhiệm vụ và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng quản lý.
- Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 11/2023/TT-BTC có quy định những tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:
Tiêu chuẩn thành viên và thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và ý thức kỷ luật tốt.
b) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
c) Có trình độ từ đại học trở lên.
d) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
đ) Độ tuổi đảm bảo để đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ (05 năm).
2. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Đáp ứng tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý.
b) Có kinh nghiệm quản lý hoặc chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
Như vậy, để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn như:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và ý thức kỷ luật tốt.
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
- Có trình độ từ đại học trở lên.
- Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
- Độ tuổi đảm bảo để đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ (05 năm).
- Có kinh nghiệm quản lý hoặc chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
*Lưu ý: Thông tư 11/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?