Điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định như thế nào?
Điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định như thế nào?
Tại Điều 57 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP có quy định về đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước như sau:
Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
1. Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị định này là người đang thực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó, bao gồm đối tượng được bố trí sử dụng nhà ở từ trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 (ngày ban hành Quyết định số 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương) và các đối tượng được bố trí nhà ở theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 của Nghị định này, trừ trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật.
2. Người thuê nhà ở cũ phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở và có tên trong hợp đồng này thì không phải ký lại hợp đồng thuê nhà, trừ trường hợp hợp đồng thuê nhà ở hết hạn và các bên phải ký lại hợp đồng theo quy định;
b) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, không có hợp đồng thuê nhà ở nhưng có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở và có tên trong quyết định, văn bản này thì phải làm thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở với đơn vị quản lý vận hành, nhà ở;
c) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở nhưng không có tên trong hợp đồng này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại Điều 60 của Nghị định này;
d) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở nhưng không có tên trong quyết định, văn bản này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại Điều 60 của Nghị định này.
đ) Trường hợp người đang thực tế sử dụng nhà ở do Nhà nước quản lý nhưng không có một trong các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c hoặc điểm d khoản này mà có một trong các giấy tờ chứng minh đã sử dụng nhà ở được cấp trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 (gồm đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú; đăng ký kê khai nhà ở hoặc biên lai nộp tiền sử dụng đất hàng năm) và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện, có xác nhận của cơ quan quản lý nhà ở trong đơn đề nghị thuê nhà ở về việc người đang sử dụng không thuộc diện chiếm dụng trái pháp luật nhà ở này thì được ký hợp đồng thuê nhà ở với đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại Điều 60 của Nghị định này.
Trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật thì bị thu hồi; việc thu hồi nhà ở này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Nghị định này.
Như vậy, điều kiện để được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là phải đáp ứng các điều kiện về đối tượng được thuê và trường hợp được thuê.
Điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước gồm các tài liệu nào?
Tại khoản 1 Điều 60 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP có quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
1. Hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Đơn đề nghị thuê nhà ở;
b) Một trong các giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 57 của Nghị định này.
c) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người có đơn đề nghị thuê nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn;
d) Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở (nếu có).
......
Như vậy, hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị thuê nhà ở;
- Một trong các giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 57 Nghị định 99/2015/NĐ-CP
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người có đơn đề nghị thuê nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn;
- Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở (nếu có).
Nguyên tắc miễn giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước?
Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 99/2015/NĐ-CP nguyên tắc miễn giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
- Người được miễn, giảm tiền thuê nhà ở phải là người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở (bao gồm người đại diện đứng tên trong hợp đồng và các thành viên khác có tên trong hợp đồng thuê nhà);
- Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở chỉ xét một lần cho người thuê; trường hợp thuê nhiều nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì chỉ được hưởng miễn, giảm tiền thuê đối với một nhà ở;
- Trường hợp một người thuộc đối tượng được hưởng nhiều chế độ miễn, giảm tiền thuê nhà ở thì chỉ được hưởng mức cao nhất;
- Trường hợp trong một hộ gia đình có từ hai người trở lên đang thuê nhà ở thuộc diện được giảm tiền thuê thì được miễn tiền thuê nhà ở.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?