Nhà chung cư thuộc sở hữu của nhiều người và không xuất hiện dấu hiệu xuống cấp thì có thể được xây dựng lại trong trường hợp nào?
- Nhà chung cư thuộc sở hữu của nhiều người và không xuất hiện dấu hiệu xuống cấp thì có thể được xây dựng lại trong trường hợp nào?
- Hội nghị nhà chung cư đưa ra quyết định xây dựng lại nhà chung cư theo nguyên tắc nào?
- Việc thực hiện phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Nhà chung cư thuộc sở hữu của nhiều người và không xuất hiện dấu hiệu xuống cấp thì có thể được xây dựng lại trong trường hợp nào?
Khoản 3 Điều 110 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp xây dựng lại nhà chung cư như sau:
Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
1. Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 của Luật này.
2. Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
3. Nhà chung cư không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư.
Theo đó, nhà chung cư không thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư.
Nhà chung cư thuộc sở hữu của nhiều người và không xuất hiện dấu hiệu xuống cấp thì có thể được xây dựng lại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hội nghị nhà chung cư đưa ra quyết định xây dựng lại nhà chung cư theo nguyên tắc nào?
Điều 102 Luật Nhà ở 2014 quy định về Hội nghị nhà chung cư như sau:
Hội nghị nhà chung cư
...
3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư ...
e) Quyết định các nội dung khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.
...
5. Mọi quyết định của Hội nghị nhà chung cư về các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua theo nguyên tắc đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu, được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên chủ trì cuộc họp và thư ký cuộc họp Hội nghị nhà chung cư.
Theo quy định nêu trên, việc quyết định xây dựng lại nhà chung cư được thực thông qua nguyên tắc đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu, được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên chủ trì cuộc họp và thư ký cuộc họp Hội nghị nhà chung cư.
Việc thực hiện phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Điều 112 Luật Nhà ở 2014 quy định về yêu cầu đối với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như sau:
Yêu cầu đối với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
1. Việc phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Luật này, phù hợp với quy hoạch xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.
2. Trước khi thực hiện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư phải tổ chức lập phương án tái định cư để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt. Phương án tái định cư phải được thông báo đến khu dân cư nơi có nhà chung cư bị phá dỡ, được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
3. Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được thực hiện theo dự án; khi phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải kết hợp cải tạo lại khu nhà ở trong khu vực của dự án theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
4. Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Theo đó, việc phá dỡ nhà chung cư để xây dựng lại phải đáp ứng các yêu cầu như:
- Việc phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư phải đúng trường hợp, phù hợp với quy hoạch xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.
- Trước khi thực hiện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư phải tổ chức lập phương án tái định cư để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt.
Phương án tái định cư phải được thông báo đến khu dân cư nơi có nhà chung cư bị phá dỡ, được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
- Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được thực hiện theo dự án; khi phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải kết hợp cải tạo lại khu nhà ở trong khu vực của dự án theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
- Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?