Việc chăm sóc người bệnh tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh bao gồm những nội dung nào?
Việc chăm sóc người bệnh tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh bao gồm những nội dung nào?
Tại Điều 66 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về việc chăm sóc người bệnh tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh như sau:
Chăm sóc người bệnh
1. Chăm sóc người bệnh là việc thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.
2. Nội dung chăm sóc người bệnh bao gồm:
a) Xác định nhu cầu chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng, chỉ định can thiệp chăm sóc người bệnh;
b) Phân cấp cấp độ chăm sóc người bệnh;
c) Thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh, hướng dẫn người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh thực hiện một số hoạt động chăm sóc;
d) Theo dõi tình trạng của người bệnh, đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chăm sóc.
Theo đó, nội dung chăm sóc người bệnh sẽ bao gồm:
- Xác định nhu cầu chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng, chỉ định can thiệp chăm sóc người bệnh;
- Phân cấp cấp độ chăm sóc người bệnh;
- Thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh, hướng dẫn người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh thực hiện một số hoạt động chăm sóc;
- Theo dõi tình trạng của người bệnh, đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chăm sóc.
Việc chăm sóc người bệnh tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động phục hồi chức năng bao gồm những hoạt động nào?
Tại Điều 68 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về những hoạt động trong quá trình phục hồi chức năng như sau:
Phục hồi chức năng
1. Nguyên tắc thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng bao gồm:
a) Phòng ngừa và giảm ảnh hưởng của khuyết tật; khám phát hiện để can thiệp phục hồi chức năng sớm;
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng các biện pháp can thiệp phục hồi chức năng trong quá trình khám, điều trị cho người bệnh;
c) Các biện pháp can thiệp phải được thực hiện liên tục, toàn diện theo các giai đoạn tiến triển của bệnh tật;
d) Phối hợp giữa chuyên khoa phục hồi chức năng với các chuyên khoa khác; giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với cá nhân, gia đình, cộng đồng và cơ quan, tổ chức khác; thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
2. Hoạt động phục hồi chức năng bao gồm:
a) Khám, chẩn đoán, xác định nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh;
b) Sử dụng kỹ thuật vận động trị liệu, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, chỉnh hình, thiết bị y tế, dụng cụ phục hồi chức năng và các biện pháp can thiệp khác;
c) Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về phục hồi chức năng, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp và hòa nhập cộng đồng;
d) Điều chỉnh, cải thiện điều kiện tiếp cận môi trường sống phù hợp với tình trạng sức khỏe;
đ) Tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.
Theo đó, các hoạt động trong quá trình phục hồi chức năng bao gồm:
- Khám, chẩn đoán, xác định nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh;
- Sử dụng kỹ thuật vận động trị liệu, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, chỉnh hình, thiết bị y tế, dụng cụ phục hồi chức năng và các biện pháp can thiệp khác;
- Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về phục hồi chức năng, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp và hòa nhập cộng đồng;
- Điều chỉnh, cải thiện điều kiện tiếp cận môi trường sống phù hợp với tình trạng sức khỏe;
- Tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.
Những thành phần nào sẽ tham gia trực khám bệnh chữa bệnh?
Tại Điều 70 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về thành phần tham gia trực khám bệnh chữa bệnh như sau:
Trực khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú, có giường lưu để theo dõi, điều trị người bệnh và cơ sở cấp cứu ngoại viện phải tổ chức trực khám bệnh, chữa bệnh liên tục theo thời gian hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động, kể cả ngày lễ, tết, ngày nghỉ, để kịp thời cấp cứu và duy trì các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác.
2. Trực khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các thành phần sau đây:
a) Trực lãnh đạo;
b) Trực lâm sàng;
c) Trực cận lâm sàng;
d) Trực hậu cần, quản trị.
3. Trực khám bệnh, chữa bệnh ở bệnh viện phải bảo đảm đầy đủ thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều này; trực khám bệnh, chữa bệnh ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này mà không phải là bệnh viện thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau đây:
a) Phân công người trực;
b) Bảo đảm đầy đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp với hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh; thiết bị y tế và thuốc thiết yếu sử dụng trong các trường hợp cấp cứu;
c) Bảo đảm chế độ báo cáo đối với mỗi phiên trực.
Như vậy, thành phần tham gia trực khám bệnh chữa bệnh sẽ bao gồm:
- Trực lãnh đạo;
- Trực lâm sàng;
- Trực cận lâm sàng;
- Trực hậu cần, quản trị.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?