Cơ sở khám bệnh chữa bệnh sẽ bị đình chỉ hoạt động trong những trường hợp nào?
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh sẽ bị đình chỉ hoạt động trong những trường hợp nào?
Tại Điều 55 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về những trường hợp cơ sở khám bệnh chữa bệnh bị đình chỉ hoạt động như sau:
Đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến mức phải đình chỉ hoạt động;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này.
2. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng.
3. Việc đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thời hạn đình chỉ phải căn cứ vào nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả của sự cố y khoa hoặc phần điều kiện hoạt động không còn bảo đảm.
4. Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trở lại.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, cơ sở khám bệnh chữa bệnh sẽ bị đình chỉ hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Xảy ra sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến mức phải đình chỉ hoạt động;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện về cấp mới giấy phép hoạt động.
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh sẽ bị đình chỉ hoạt động trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong những trường hợp nào?
Điều 56 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh chữa bệnh như sau:
Thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động không đúng quy định;
b) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
c) Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
d) Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin;
đ) Cấp sai hình thức tổ chức, phạm vi hoạt động chuyên môn;
e) Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động;
g) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động từ 24 tháng liên tục trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;
h) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ toàn bộ hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 hoặc khoản 2 Điều 52 của Luật này;
k) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trường hợp cần thiết phải bổ sung các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành.
Theo đó, những trường hợp thu hồi giấy phép cơ sở khám bệnh chữa bệnh bao gồm:
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động không đúng quy định;
- Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
- Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin;
- Cấp sai hình thức tổ chức, phạm vi hoạt động chuyên môn;
Và một số trường hợp khác theo quy định.
Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh được hiểu như thế nào?
Tại Điều 57 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh như sau:
Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tiêu chuẩn chất lượng là các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý và chuyên môn kỹ thuật dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng của dịch vụ kỹ thuật hoặc của từng chuyên khoa hoặc của toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, bao gồm:
a) Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
b) Tiêu chuẩn chất lượng nâng cao đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
c) Tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành;
d) Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài ban hành được Bộ Y tế thừa nhận.
2. Khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tiêu chuẩn chất lượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải phù hợp với điều kiện tại Việt Nam, không thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Bảo đảm tính khoa học và hiệu quả;
b) Bảo đảm đánh giá được tổng thể các đặc tính chất lượng và thành tố chất lượng;
c) Được các tổ chức quốc tế về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh thừa nhận, đã được áp dụng trên thế giới.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thừa nhận tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Theo đó, tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh là các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý và chuyên môn kỹ thuật dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng của dịch vụ kỹ thuật hoặc của từng chuyên khoa hoặc của toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?