Ai là người thực hiện tống đạt văn bản tố tụng? Việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự đang ở nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Ai là người thực hiện tống đạt văn bản tố tụng?
Điều 172 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng như sau:
Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng do những người sau đây thực hiện:
1. Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu.
3. Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
4. Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.
5. Người có chức năng tống đạt.
6. Những người khác mà pháp luật có quy định.
Theo quy định nêu trên, người thực hiện tống đạt văn bản tố tụng gồm:
- Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện tống đạt văn bản tố tụng.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu.
- Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
- Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.
- Người có chức năng tống đạt.
- Những người khác mà pháp luật có quy định.
Ai là người thực hiện tống đạt văn bản tố tụng? (Hình từ Internet)
Việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự đang ở nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 474 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng đối với đương sự ở nước ngoài qua các hình thức như:
- Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế;
- Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này;
- Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài;
- Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này;
- Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài.
Người có hành vi cản trở việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án bị xử lý như thế nào?
Điều 493 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về việc xử lý hành vi cản trở việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án như sau:
Xử lý hành vi cản trở việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án
Người có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:
1. Không thực hiện việc cấp, giao, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng;
2. Hủy hoại văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao để cấp, tống đạt, thông báo theo yêu cầu của Tòa án;
3. Giả mạo kết quả thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao thực hiện;
4. Ngăn cản việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án.
Theo quy định nói trên, người có hành vi cản trở việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các hành vi được coi là cản trở việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án gồm:
- Không thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng;
- Hủy hoại văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao để tống đạt theo yêu cầu của Tòa án;
- Giả mạo kết quả thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao thực hiện;
- Ngăn cản việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thực hiện tống đạt giấy tờ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?