Các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai gồm những đơn vị?

Xin hỏi Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai gồm những tổ chức tham mưu nào? - Câu hỏi của Tú My (Hà Nam).

Các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai gồm những đơn vị?

Căn cứ Điều 3 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Các tổ chức tham mưu:
Các Tổ chức thuộc Tổng cục Phòng, chống thiên tai được sắp xếp, tổ chức lại thành các tổ chức cấp phòng thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, cụ thể như sau:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
c) Phòng Thanh tra, Pháp chế;
d) Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ;
đ) Phòng Kiểm soát an toàn thiên tai;
e) Phòng Quản lý quy hoạch và Đầu tư;
g) Phòng Thông tin, Truyền thông;
h) Phòng Quản lý thiên tai cộng đồng;
i) Phòng Quản lý đê điều;
k) Phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai;
l) Phòng Quản lý công trình phòng, chống thiên tai;
m) Văn phòng đại diện Cục tại khu vực miền Trung và Tây nguyên;
n) Văn phòng đại diện Cục tại khu vực miền Nam.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập:
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Phòng, chống thiên tai tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi có quyết định kiện toàn, sắp xếp lại của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai như sau:

+) Văn phòng Cục;

+) Phòng Kế hoạch, Tài chính;

+) Phòng Thanh tra, Pháp chế;

+) Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ;

+) Phòng Kiểm soát an toàn thiên tai;

+) Phòng Quản lý quy hoạch và Đầu tư;

+) Phòng Thông tin, Truyền thông;

+) Phòng Quản lý thiên tai cộng đồng;

+) Phòng Quản lý đê điều;

+) Phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai;

+) Phòng Quản lý công trình phòng, chống thiên tai;

+) Văn phòng đại diện Cục tại khu vực miền Trung và Tây nguyên;

+) Văn phòng đại diện Cục tại khu vực miền Nam.

Cục quản lý đê điều

Các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai gồm những đơn vị? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai về phòng ngừa và kiểm soát rủi ro thiên tai là gì?

Theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai về phòng ngừa và kiểm soát rủi ro thiên tai như sau:

+) Trình Bộ trưởng chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia; kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Kế hoạch đảm bảo nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan, đơn vị và lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai trong phạm vi quản lý theo quy định;

+) Về quy hoạch và điều tra cơ bản

Đề xuất danh mục lập quy hoạch, điều tra cơ bản về đê điều và phòng, chống thiên tai;

Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch; quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ lập quy hoạch, điều tra cơ bản về đê điều và phòng, chống thiên tai theo quy định; chủ trì thực hiện việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi;

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều; nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai. Điều tra cơ bản về đê điều và phòng, chống thiên tai;

+) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;

+) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm, nguồn lực cho phòng, chống thiên tai; quan trắc, giám sát các hoạt động liên quan đến công trình và các biện pháp phòng, chống thiên tai; công tác phòng, chống thiên tai của tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam;

+) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống thiên tai trong xây dựng và bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai, công trình kết hợp phòng, chống thiên tai;

Hướng dẫn, kiểm tra nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình và đầu tư xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang khu đô thị, điểm du lịch, khu du lịch, khu công nghiệp, điểm dân cư nông thôn, công trình phòng chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;

+) Tổ chức theo dõi, phân tích, đánh giá thiệt hại do thiên tai có nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam theo quy định của pháp luật;

+) Tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia và kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Cục;

+) Thực hiện đầu tư, nâng cấp, quản lý cơ sở vật chất, hệ thống theo dõi, quan trắc, giám sát và trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi nhiệm vụ của Bộ theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng;

+) Chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm, nguồn lực cho phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý của Cục;

+) Hướng dẫn thực hiện tiêu chí an toàn phòng, chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã và lực lượng quản lý đê nhân dân;

+) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão; phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông do mưa lũ hoặc dòng chảy, sạt lở bờ biển; xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố vỡ đê, hồ, đập, sự cố cháy rừng, bão, áp thấp, lũ, lụt, lũ quét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác theo phân công của Bộ trưởng;

+) Xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, bão mạnh, siêu bão; phương án ứng phó khẩn cấp trong trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế;

+) Tham mưu giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng, vận hành và tổ chức truyền, phát tin cảnh báo sóng thần trên hệ thống trực canh cảnh báo sóng thần.

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai là tổ chức thuộc cơ quan nào?

Tại Điều 1 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định như sau:

Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Tổng cục Phòng, chống thiên tai. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai trong phạm vi cả nước.
2. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.

Theo đó, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trân trọng!

Cục Quản lý đê điều
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cục Quản lý đê điều
Hỏi đáp Pháp luật
Các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai gồm những đơn vị?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cục Quản lý đê điều
Tạ Thị Thanh Thảo
2,020 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cục Quản lý đê điều
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào