Việc thăng quân hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân đối với sĩ quan thuộc thẩm quyền của ai?
- Việc thăng quân hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân đối với sĩ quan thuộc thẩm quyền của ai?
- Để xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ từ cấp Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng Quân đội nhân dân cần thời hạn bao lâu?
- Để được xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ từ cấp Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng Quân đội nhân dân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Việc thăng quân hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân đối với sĩ quan thuộc thẩm quyền của ai?
Điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan như sau:
Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
Theo khoản 3 Điều 10 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan như sau:
Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
3. Cấp Tướng có bốn bậc:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại tướng.
Theo quy định nêu trên, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền thăng quân hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân đối với sĩ quan.
Việc thăng quân hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân đối với sĩ quan thuộc thẩm quyền của ai? (Hình từ Internet)
Để xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ từ cấp Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng Quân đội nhân dân cần thời hạn bao lâu?
Khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ như sau:
Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
...
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
...
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
Theo đó, để xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ từ cấp Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng Quân đội nhân dân cần thời hạn là 4 năm.
Để được xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ từ cấp Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng Quân đội nhân dân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Khoản 2 Điều 17 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ như sau:
Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
...
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
Theo đó, để được xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ từ cấp Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng Quân đội nhân dân cần đáp ứng những điều kiện như:
- Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999;
- Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
- Đủ thời hạn xét thăng quân hàm (4 năm).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?